»

Chủ nhật, 19/01/2025, 09:10:12 AM (GMT+7)

Cá Nhám Voi được làm tiêu bản tại Bảo Tàng Hải dương Học

(17:37:45 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Viện Hải Dương học đã mua Cá Nhám Voi bắt được tại Bình Định Ngày 10 tháng 8 năm 2010 và đưa về làm tiêu bản tại Bảo Tàng Hải dương học.


Cá Nhám Voi được đưa về Viện Hải Dương học


Con cá này do ngư dân Nguyễn Văn Hùng, Hà Thanh, TP Quy Nhơn (Bình Định), chủ tàu đánh cá số hiệu BĐ-10916 TS đánh bằng nghề giã cào tại vùng bãi Hải Giang, cách bờ hai hải lý, và được kéo vào cảng cá Hàm Tử (TP Quy Nhơn).


Cá bắt được ước tính nặng khoảng 1,5 tấn, dài hơn 5m. Cá có đặc điểm: thân rất lớn; đầu dẹp bằng; đuôi nhỏ; trên lưng có một gờ da chạy từ đầu đến vây lưng thứ nhất.; bên hông có hai gờ da chạy từ khe mang thứ nhất về sau; lỗ mũi rất rộng nằm ngang; miệng rất rộng, cung miệng lớn; răng nhỏ, hình dùi, sắp thành dãy.

 

Lưng và trên hông cá có màu nâu, có nhiều chấm trắng phân bố khắp thân, ở phía đầu và mặt trên vây ngực các chấm trắng nhỏ phân bố dày. Mỗi bên thân có khoảng 30 vệt ngang màu trắng phân bố từ đầu đến đuôi.



Cá Nhám Voi đang được giải phẩu để làm tiêu bản

 

Các nhám voi là loài ăn lọc, thức ăn chủ yếu là động vật phù du như giáp xác nhỏ (moi, ruốc..), các loại mực và cá nhỏ như cá cơm, cá trích con. Cá Nhám Voi là loài sống ở vùng nước biển khơi ở Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, thường bơi vào ven bờ kiếm mồi.

 

Ở Việt Nam, vùng phân bố chủ yếu của loài cá này là ở Vịnh Bắc Bộ, Biển Đông và vùng biển Tây Nam. Cá Nhám Voi là loài có kích thước lớn (lớn nhất trong lớp Cá Sụn, chiều dài có thể lên đến 18m) nhưng ôn hòa, không nguy hại cho con người.

 

Cá Nhám Voi là nguồn gen quí, cần được bảo vệ, đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam năm 1992 và 2000.

 

Quyết định số 82/2008/QĐ -BNN của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã đưa loài này vào danh sách các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng rất lớn (Endangered-EN). Tổ chức Bảo Tồn Thiên Nhiên Thế Giới (IUCN) đã đưa loài này vào mức sẽ nguy cấp (Vulnerable-VU).

 

Cá Nhám Voi (tên tiếng Anh- Whale shark), tên khoa học (Rhincodon typus Smith,1829) thuộc họ cá Nhám Voi (Rhincodontidae), bộ cá Nhám Râu (Orectolobiformes), phân lớp cá Mang Tấm (Elasmobranchi),  lớp Cá Sụn (Chondrichthyes).

Võ Văn Quang, Bùi Quang Nghị (Viện Hải dương
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cá Nhám Voi được làm tiêu bản tại Bảo Tàng Hải dương Học

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI