»

Thứ năm, 21/11/2024, 20:32:32 PM (GMT+7)

Buôn bán mật gấu trái phép tràn lan ở Châu Á

(00:25:43 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Việc săn bắt và buôn bán gấu trái phép, phần lớn do nhu cầu về mật gấu, nhằm sử dụng trong y học cổ truyền và các phương pháp điều trị dân gian vẫn tiếp diễn trên khắp Châu Á với quy mô lớn, theo một báo cáo mới của Mạng lưới Giám sát Buôn bán Động Thực vật Hoang dã Toàn cầu (TRAFFIC),

Các sản phẩm mật gấu được tìm thấy bày bán tại tất cả các cửa hàng y học cổ truyền tại 12 trong số 13 quốc gia và vùng lãnh thổ nằm trong diện khảo sát, theo báo cáo mang tên: Thuốc, Bột, Lọ&Mảnh-Buôn bán Mật gấu ở Á Châu. Vùng lãnh thổ ngoại lệ là Macao.

 

 

Các sản phẩm này đã thường xuyên thấy ở Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Malaysia, Myanmar và Việt Nam, nơi mà đã ghi nhận tại hơn một nửa trong số tất cả các cửa hàng được khảo sát. Những sản phẩm thường gặp là cả túi mật gấu và dạng thuốc- tìm thấy tại một nửa trong số các cửa hàng được khảo sát.

 

Nghiên cứu của TRAFFIC cho thấy hoạt động thương mại phức tạp và công khai đối với các sản phẩm từ gấu. Một số quốc gia/vùng lãnh thổ được khảo sát thường hoặc là nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng sản phẩm mật gấu, trong khi một vài trường hợp lại hành động như cả hai.

 

Trung Quốc đại lục là nơi xuất phát nhiều nhất các sản phẩm này trên toàn khu vực. Tại Myanmar, nguồn gốc quốc tế của các túi mật thường đến từ Lào. Tại Hồng Kông, đối với các trường hợp ghi rõ nguồn gốc, sản phẩm lại xuất xứ từ Nhật Bản, và hơn một nửa sản phẩm chào bán ở Hàn Quốc được cho là nguồn hoang dã từ Nga.

 

Buôn bán mật gấu trong nội địa là hợp pháp theo quy định nghiêm ngặt của Trung Quốc đại lục và Nhật Bản, nhưng lại bất hợp pháp ở Cambodia, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thailand, và Việt Nam.

 

Bất kể tính hợp pháp của hoạt động thương mại này ở trong quốc gia nào, việc buôn bán mật gấu không được cho phép theo luật thương mại quốc tế. Gấu Đen Châu Á (chiếm lượng lớn trong hoạt động thương mại này) và Gấu Mặt Trời là hai loài nằm trong Phụ lục 1 trong Công ước Buôn bán Quốc tế các Loài Động Thực vật Hoang dã Nguy cấp (CITES), công ước nghiêm cấm các hoạt động thương mại quốc tế đối với loài, các thành phần của nó và các sản phẩm có nguồn gốc từ các loài nằm trong danh mục.

 

 

Một phân tích về nguồn gốc của các sản phẩm mật gấu tìm thấy trong các cuộc điều tra cho thấy rõ các quy định xuất nhập khẩu thường bị coi thường, thể hiện sự thất bại trong việc thực hiện các yêu cầu của công ước CITES đối với việc ngăn chặn các hoạt động thương mại quốc tế về sản phẩm mật gấu bất hợp pháp và bảo vệ loài gấu khỏi các hoạt động khai thác trên.

 

“Thương mại bất hợp pháp không kiểm soát được đối với các bộ phận, các sản phẩm từ gấu tiếp tục làm suy yếu công ước CITES, cái mà đáng lẽ ra nên được xem là công cụ có sức mạnh nhất trên thế giới để điều chỉnh các hoạt động buôn bán động vật hoang dã xuyên biên giới”, ông Kaitlyn-Elizabeth Foley, tác giả chính của báo cáo và là Cán bộ Chương trình của TRAFFIC Đông Nam Á, nói.

 

Các nghiên cứu cho thấy đại đa số các trại nuôi gấu được khảo sát ở Lào, Myanmar, và Việt Nam đều không có các chương trình gây nuôi sinh sản, cho thấy chúng phụ thuộc vào gấu bị bắt từ tự nhiên.

 

“Nghiên cứu cho thấy rõ chính quyền phải đóng cửa các hoạt động kinh doanh các sản phẩm bất hợp pháp từ gấu và truy tố các cá nhân buôn bán, vận chuyển và lưu giữ gấu trái phép”, ông Foley nói.

 

“Cả Gấu Ngựa và Gấu Mặt Trời đều bị đe doạ bởi săn bắt trộm và buôn bán bất hợp pháp. Nhu cầu về mật gấu là một trong những mục tiêu lớn nhất đằng sau hoạt động thương mại này, nếu muốn những nỗ lực bảo tồn loài gấu thành công, các hoạt động này phải được giảm thiểu”, ông Foley nói thêm.

 

“Thậm chí việc sản xuất mật gấu hợp pháp cũng đang phá vỡ các quy định trong nước và quốc tế bằng cách xuất khẩu các sản phẩm này”, TS Jill Robinson MBE, người sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành Tổ chức Động vật Châu Á, tổ chức đã giải cứu những con gấu từ các trang trại Trung Quốc và Việt Nam, nói.

 

“Bản báo cáo này, bên cạnh nghiên cứu hằng năm của Tổ chức Động vật Châu Á, cho thấy rằng ngành công nghiệp mật gấu đang tham gia vào hoạt động bất hợp pháp. Khi áp lực đặt lên quần thể gấu hoang dã, có những câu hỏi nghiêm túc cần được trả lời về vấn đề sức khỏe và bệnh tật của gấu nuôi nhốt, đồng thời các rủi ro với sức khoẻ người trong số những người tiêu thụ mật gấu nhiễm bẩn từ những con gấu ốm yếu và có bệnh”, TS Robinson chia sẻ.

Song Lê (theo WWF)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Buôn bán mật gấu trái phép tràn lan ở Châu Á

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI