Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Bướm Bình Dương không lớn nhất thế giới
(00:31:12 AM 18/06/2011)
Báo LĐ ngày 28/01/2011 đưa tin với tiêu đề “Việt Nam bắt được bướm to nhất thế giới?”. Theo bài báo, một người ở Bình Dương vừa bắt được con bướm khổng lồ dài 24cm, to hơn cả con bướm lớn nhất thế giới tìm thấy ở Trung Quốc vốn chỉ dài 22,6 cm.
Queen Alexandra's Birdwing, con bướm có sải cánh lớn nhất thế giới, thuộc Bộ Lepidoptera, Họ Papilionidae, Giống Troides, và Loài Alexandrae
Thông tin này được chính người bắt con bướm nói là thu thập trên internet. Vẫn theo nhận định ban đầu trên LĐ, “có thể đây là bướm khế có trong Sách Đỏ Việt Nam”.
Theo GS.TS Bùi Công Hiển, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, “Đây là loài bướm đêm và thường gọi là ngài hay ngài khế. Loài này chưa bao giờ có trong Sách Đỏ của Việt Nam”.
Ở Việt Nam đã phát hiện hai loài, trong đó có một loài ở Bình Dương, GS.TS Bùi Công Hiển cho hay.
Theo LĐ, khoảng 21 giờ ngày 25/1, chị Lương Hương Giang (ngụ ấp Bình Đáng, xã Bình Hòa, huyện Thuận An) thấy một vật lạ bay vào nhà. Lúc đầu, chị nghĩ là chim. Nhìn kỹ lên rèm kéo trên gác lửng, chị mới phát hiện đó là bướm. Dùng một túi nylon to, chị bắt con côn trùng khổng lồ này.
Sải cánh của nó dài hơn 24cm, gấp nhiều lần loại bướm thông thường, có màu sắc rực rỡ (ảnh). Con bướm vẫn được gia đình chị nuôi hết sức cẩn thận. Trước đây, tại các tỉnh Bình Định và Bình Thuận, dân địa phương cũng từng bắt được bướm khổng lồ tương tự.
Chỗ bôi màu đỏ nhạt trong bản đồ Papua New Guinea là vùng rừng nhiệt đới đất thấp và là môi trường sinh sống của Queen Alexandra's Birdwing
TS Vũ Văn Liên, Bảo tàng Thiên nhiên, Viện Khóa học&Công nghệ Việt Nam, bổ sung, loài bướm khế này có tên khoa học là Attacus atlas Linnaeus (phát hiện năm 1758), họ ngài hoàng đế (có tên khoa học là Saturniidae), bộ cánh vẩy (Lepidoptera).
Ơ Việt Nam, họ ngài hoàng đế có khoảng hơn 50 loài. Bướm khế phân bố khá phổ biến ở nhiều sinh cảnh khác nhau, từ sinh cảnh tự nhiên đến sinh cảnh nông nghiệp, trong vườn khu dân cư.
Kích thước cá thể lớn nhất (sải cánh lớn nhất) mà thế giới từng phát hiện không phải là 24 cm, mà là 30 cm.
Con bướm lớn nhất thế giới mang tên Cánh Bướm của Nữ hoàng Alexandra (Queen Alexandra's Birdwing) có sải cánh dài một bộ, tương đương 30 cm. Nó được bắt ở rừng nhiệt đới thuộc Papua New Guinea.
Khi còn ở dạng ngài, chúng thường ăn lá cây nho (pipevine) vốn có chất độc. Chính chất độc tích lũy trong cơ thể giúp bướm phun chất độc vào kẻ thù săn mồi. Nếu ăn thịt bướm, kẻ săn mồi sẽ bị bệnh.
Bí quyết ấy đã giúp loài bướm này thường được động vật săn mồi né tránh và, nhờ thế, chúng có cơ hội phát triển thành kích thước lớn.
Tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, theo TS Vũ Văn Liên, cũng có mẫu vật loài bướm này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối hơn 300 năm, có chu vi thân hơn 3 mét, cao 7 mét trong khuôn viên đình chùa thôn Hảo Quan, xã Đồng Lạc, (thuộc huyện Nam Sách – Hải Dương) được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào chiều 16/2/2025.
.jpg)