»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:13:25 PM (GMT+7)

Bắt lại Rùa Hoàn Kiếm khó hơn nhiều

(00:28:34 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Đợt vây bắt Rùa Hoàn Kiếm lần hai được dự báo sẽ khó hơn sau lần bắt hụt ngày 8-3 và, vì vậy, cần phải có một số chỉnh sửa căn bản ở lần bắt thứ hai dự kiến vào cuối tuần này, các chuyên gia lưu ý.

>> Hôm nay, chốt phương án bắt rùa lần hai

>> Bảy ngày làm lưới mới bắt Rùa Hoàn Kiếm

>> Đề xuất tận dụng lưới đã rách bắt lại rùa

>> Chen nhau xem bắt Rùa Hồ Gươm

>> Nên mời ngay chuyên gia ngoại

>> Thiết kế lưới mới bắt lại Rùa Hồ Gươm

>> Rùa Hồ Gươm phá rách hai tầng lưới thoát ra ngoài




Chuyên gia nước ngoài khuyến cáo vị trí vây bắt và thiết bị bắt Rùa Hoàn Kiếm


Mừng nhất, cụ vẫn khỏe

 

Đợt bắt hụt Rùa Hoàn Kiếm ngày 8-3 đem đến một thông tin tích cực cho nhóm chuyên gia chịu trách nhiệm chữa trị. Đấy là cụ vẫn còn rất khỏe.

 

“Sau khi quan sát phần đầu rùa nổi lên mà lần đầu tiên tôi trực tiếp thấy cạnh vị trí lưới rách, cảm nhận là sức khỏe rùa khả quan hơn nhiều”, một nhà khoa học trong nhóm điều trị nói.

 

Nay phác đồ điều trị khẩn cấp bao gồm cả các loại thuốc đặc trị có thay đổi chút ít sau đợt cụ phi thân thành công qua hai lớp lưới. Phác đồ đang được thử nghiệm trực tiếp trên ba ba tại Viện Nghiên cứu Νôi trồng Thủy sản 1.

 

Trong cuộc họp nội bộ các tổ chuyên môn, các mặt chưa được của cuộc vây bắt vừa qua được mổ xẻ toàn diện. Đáng chú ý là sự vội vàng ở nhiều khâu, trong đó có khâu vây bắt. Từng có khuyến cáo, khi vây bắt cưỡng bức, không được bắt lên ngay; thay vào đó, phải thực hiện từ từ, phải kéo dài thời gian vây vài chục tiếng, thậm chí, vài ngày hoặc một tuần.

Với khuyến cáo như thế, huy động cùng một lúc hơn 30 người xuống hồ hôm ấy là không cần thiết. Thay vào đó, lẽ ra cần chia thành các nhóm nhỏ, đổi ca cho nhau, để trường kỳ vây trước khi chính thức bắt.

 

Bất cứ một kế hoạch bắt cưỡng bức nào tới đây mà có sự tham gia của nhiều người, nhiều lực lượng, sẽ không tỷ lệ thuận với khả năng thành công.

 

“Đấy là chưa kể vây, dồn hùng hậu quá mức cần thiết có thể gây sốc cho rùa, làm giảm khả năng chống chịu với bệnh tật”, nhà động vật học Vũ Ngọc Thành, Bảo tàng Sinh học, Trường Đại học Khóa học Tự nhiên Hà Nội, lưu ý.

 

Nhà khoa học nhiều năm kinh nghiệm về lưỡng cư bò sát còn ít kỳ vọng vào hiệu quả của việc chuẩn bị bắt tự nhiên đang triển khai trên gò Tháp Rùa: “Chỉ riêng các vật thể lạ dựng trên một không gian hẹp ở Tháp Rùa cũng đủ khiến động vật hoang dã ngại tiếp cận. Đấy là chưa kể cho sơn các hàng rào, cọc sắt, rồi mùi lạ tỏa từ các thiết bị mới, thiết kế các lối lên xuống cho rùa gọn gàng, vuông thành sắc cạnh như với khu nghỉ mát, khó có thể là cái bẫy dẫn dụ tự nhiên”.

 


Bắt bằng lưới, rất khó

 

Một nhóm 40 chuyên gia nước ngoài đã soạn thảo một khuyến cáo từ Singapore và gửi đến các cơ quan chuyên môn Việt Nam từ ngày 24-2-2011. Khuyến cáo đề cập một cách toàn diện từ vây, bắt, đến chữa trị cho Rùa Hoàn Kiếm.

 

Đáng chú ý, chuyên gia nước ngoài đề xuất vị trí vây bắt Rùa Hoàn Kiếm khác hẳn vị trí thực hiện hôm mùng 8-3. Đặc biệt, họ cảnh báo, dùng lưới bắt cá thể rùa có kích thước lớn “sẽ rất khó khăn”, nhất là với hồ Hoàn Kiếm có diện tích rộng.

 

Hồ Hoàn Kiếm rộng 12,4 ha, chu vi 1750 m, với độ sâu trung bình 0-5-1,5 m và sở hữu một lớp bùn trầm tích dày. “Bắt một cá thể rùa trên 100 kg trong một không gian như thế sẽ cực kỳ khó”, khuyến cáo dài hơn 2000 từ tiếng Anh viết.

 

TS Nimal Fernando, người trực tiếp chữa Rùa Hoàn Kiếm ở Vườn thú Tô Châu, Trung Quốc, cho hay, thủy vực ở đó chỉ bằng 1/10 so với hồ Hoàn Kiếm, thế mà việc vây bắt diễn ra vài ngày trời. Có ý kiến còn đề cập sự nhanh nhẹn bất ngờ, sự khỏe mạnh kỳ lạ của loài vật tưởng như lúc nào cũng “chậm như rùa” này. Bất lợi nữa của vậy bắt rùa kích thước lớn bằng lưới là có nguy cơ gây ra các vết thương phụ cho các vết thương có sẵn trên cơ thể.

 

Để tránh nguy cơ này, một mặt không phản đối dùng lưới bắt, mặt khác, các chuyên gia vẫn đề xuất một hệ thống vây bắt khác, từng được áp dụng thành công trên thế giới để bắt các loài động vật hoang dã dưới nước có kích thước lớn. Hệ thống vây bắt này hoạt động theo nguyên lý đón lõng rùa trên được di chuyển rồi đưa ràu vào một lồng giữ đảm bảo các chỉ tiêu an toàn như không gây cọ sát lên da, không gây ngộp thở cho cá thể khi vùng vẫy.




Hồ nuôi Rùa Hoàn Kiếm ở Trung Quốc bé hơn nhiều so với hồ Hoàn Kiếm


Vây ở đâu?

 

Vị trí vây bắt hụt Rùa Hoàn Kiếm hôm mùng 8-3 bị cho là không tối ưu và cần tính toán thay đổi trong lần bắt tới. Vị trí ấy là khoảng không gian hồ Hoàn Kiếm ở mạn Tháp Rùa hướng về phố Lê Thái Tổ, gần trụ sở Báo Hà Nội Mới. Thời điểm vây bắt Rùa Hoàn Kiếm ở đó, người ta còn nhặt được không ít vật cứng, vật sắc nhọn dưới bùn. (Chính vì thế, có ý kiến cho rằng, không loại trừ năng chỗ lưới rách là do vật cứng sắt nhọn gây ra vì không ai tham gia vây bắt tận thấy Rùa Hoàn Kiếm xuyên thủng lưới).

 

Trong bối cảnh hồ Hoàn Kiếm quá rộng cho việc bắt cá thể rùa kích thước lớn, từ kinh nghiệm bắt ở Trung Quốc, 40 chuyên gia nước ngoài đề nghị phải thu hẹp diện tích vây bắt rùa. Vị trí ấy phải đảm bảo mấy nguyên tắc cơ bản.

 

Thứ nhất, bề mặt đáy hồ phải được vét bớt bùn, phải làm sạch các vật cững sác nhọn để tránh nguy cơ gây trầy xước lên cơ thể rùa. Thứ hai, vị trí ấy càng phù hợp với tập tính di chuyển của cá thể càng tốt.

 

Căn cứ vào các thông tin thu nhận được, Rùa Hoàn Kiếm thường thấy nổi nhiều nhất ở mạn đông bắc hồ Hoàn Kiếm, khu vực gần bùng binh đài phun nước cũ, phía khu phố cổ. Nhóm chuyên gia cho rằng đấy chính là nơi tối ưu tổ chức vây bắt Rùa Hoàn Kiếm. Vị trí này khác hoàn toàn với vị trí mà nhóm vây bắt do ông Nguyễn Ngọc Khôi, Chủ tịch Tập đoàn KAT, thực hiện hôm 8-3.

 

Tuy không bình luận trực tiếp phương án chữa trị trên gò Tháp Rùa, các chuyên gia nước ngoài cho rằng nên chuyển Rùa Hoàn Kiếm đến vị trí khác. Khi coi cụ rùa là bệnh nhân đặc biệt, đảm bảo điều kiện không gian, thiết bị chữa trị và dưỡng thương lại càng cần thiết. Một diện tích chưa đầy 400 m2 giữa hồ, lại không đảm bảo các điều kiện vệ sinh, vô trùng trong quá trình chữa trị, bị cho là có nhiều rủi ro hơn.

 

“Tôi biết nhiều người trong cuộc cho rằng khuyến cáo của nước ngoài chỉ đúng về lý thuyết, ai nói cũng được”, ông Vũ Ngọc Thành tâm sự. “Chính chúng ta không sở hữu được thông tin gì hơn họ về Rùa Hoàn Kiếm. Đấy là chưa kể, chúng ta hầu như chưa có chuyên gia thú y nào chuyên về động vật hoang dã. Chuyên môn hơn về lưỡng cư, bò sát, về các loài rùa mai mềm khổng lồ lại càng không có”.

 

 

Chương trình Bảo tồn Rùa Châu Á và Tim McCormack là những người có kinh nghiệm nhiều nhất ở Việt Nam về bắt giữ, lai dắt Rùa Hoàn Kiếm, cho đến thời điểm này. Với những gì mà tôi biết, Tim đã cung cấp cho các cơ quan ở Hà Nội tất cả liên hệ chi tiết với các chuyên gia quốc tế, những người có thể tham gia bắt và chữa trị”, Tiến sỹ Ulrike Streicher (chuyên gia thú y về thú hoang, đang công tác tại một khu bảo tồn ở Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng)

 

Theo Quốc Dũng/TP
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bắt lại Rùa Hoàn Kiếm khó hơn nhiều

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI