»

Chủ nhật, 19/01/2025, 09:20:40 AM (GMT+7)

Bảo vệ điểm nóng về đa dạng sinh học ở Indo-Burma

(17:37:50 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Ngày 16/8, các tổ chức phi chính phủ, cơ quan nghiên cứu, nhóm cộng đồng và các tổ chức xã hội dân sự khác hoạt động ở Campuchia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam sẽ có cơ hội gửi đề xuất dự án nhằm bảo vệ điểm nóng về đa dạng sinh học Indo-Burma.

Khu vực này được các nhà khoa học đánh giá là một trong 34 điểm nóng về đa dạng sinh học, nơi tồn tại các hệ sinh thái mang tính đa dạng sinh học cao nhất và cũng bị đe dọa lớn nhất trên thế giới.

 

Khu vực Indo-Burma có số lượng loài rất lớn và hệ sinh thái trong vùng này cung cấp nước ngọt, giúp phòng tránh thiên tai và đem lại nhiều lợi ích thiết yếu khác cho hàng triệu người.

 

Quỹ Đối tác về các Hệ Sinh thái Trọng yếu (CEPF) cung cấp các khoản tài trợ cho các tổ chức xã hội dân sự hoạt động trong khu vực nhằm giúp các đơn vị này xây dựng và thực hiện các dự án bảo vệ những giá trị đặc biệt kể trên, đặc biệt coi trọng việc bảo tồn các loài đang bị đe dọa, quản lý các khu vực ưu tiên và dung hòa được hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển.

 

Chương trình tài trợ của CEPF ở điểm nóng Indo-Burma do BirdLife International điều hành. Hạn cuối nộp đề xuất dự án là 17h30 (giờ Hà Nội) ngày 30 tháng 09 năm 2010. Chi tiết được đăng tải trên www.birdlifeindochina.org/cepf hoặc www.cepf.net

 

Đây là lần thứ ba CEPF và BirdLife thông báo mời gửi đề xuất tài trợ. Hai lần thông báo mời gửi đề xuất tài trợ trước đã diễn ra vào năm 2008 và 2009 với khoảng 180 đề xuất dự án đã được đệ trình và gần 70 dự án đã được tài trợ.

 

Trong số đó, ở Việt Nam, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên, một tổ chức phi chính phủ trong nước đã được tài trợ nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc ngăn chặn nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép và ở Campuchia, tổ chức Save Cambodia’s Wildlife được tài trợ nhằm hỗ trợ cộng đồng địa phương bảo tồn đa dạng sinh học dọc bờ sông Sesan và Srepok.

 

“Chương trình tài trợ của CEPF đã trợ giúp cho rất nhiều dự án quan trọng, mang tính sáng tạo cao và giải quyết một số ưu tiên lớn nhất của hoạt động bảo tồn trong khu vực”, ông Jonathan C. Eames, Giám đốc Chương trình Đông Dương của BirdLife International, phát biểu. “Lần thông báo tài trợ thứ ba này, và cũng là lần thông báo tài trợ cuối cùng cho khu vực này, sẽ hướng tới mục tiêu rất cụ thể nhằm giải quyết những khoảng trống quan trọng trong danh mục đầu tư của CEPF.”

 

CEPF là sáng kiến chung của Cơ quan Phát triển Pháp, Tổ chức Bảo tồn Quốc tế, Quỹ Môi trường Toàn cầu, Chính phủ Nhật Bản, Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur, và Ngân hàng Thế giới. Mục tiêu cơ bản của chương trình là thu hút sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

 

CEPF triển khai chương trình đầu tư trị giá 9,5 triệu đô la Mỹ ở khu vực Đông Dương từ tháng 6 năm 2008 và BirdLife International đóng vai trò là Nhóm thực hiện cấp vùng. Chương trình đầu tư của CEPF ở khu vực này được xây dựng dựa trên bản chiến lược có sự tham gia của nhiều cá nhân và tổ chức liên quan và tập trung vào hai hành lang đa dạng sinh học chính: Hành lang các cao nguyên đá vôi phía bắc (ở Việt Nam và một phần phía nam Trung Quốc); và Sông Mekong và các nhánh chính của nó (ở Campuchia, Lào và Thái Lan). Nội dung chiến lược ưu tiên của CEPF, hay còn gọi là “Bản mô tả sơ lược hệ sinh thái”, được đăng trên trang web www.cepf.net. Các thông tin chi tiết khác và bản tóm tắt bằng tiếng Anh, Khmer, Lào, Thái và Việt có trên trang web www.birdlifeindochina.org/cepf

Phúc Anh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bảo vệ điểm nóng về đa dạng sinh học ở Indo-Burma

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI