Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Bảo vệ cỏ biển dưới đáy đại dương
(00:33:02 AM 18/06/2011)
Cần có giải pháp khoa học để bảo vệ cỏ biển dưới đáy đại dương (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, cỏ biển còn có ích đối với con người do chúng giúp chống sói mòn bờ biển trong các cơn bão. Cỏ biển cũng bảo vệ các dải đá ngầm san hô bằng cách liên kết các trầm tích cũng như làm sạch nước. Tuy nhiên, cỏ biển đang bị huỷ hoại dần dần bởi các chất dinh dưỡng và trầm tích do con người đổ ra biển, tàu bè, lấn đất, hoạt động nạo vét và một số phương pháp đánh bắt cá. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hiểu biết và quản lý lỏng lẻo các bãi cỏ biển của người dân và các cấp quản lý đã và đang làm suy thoái môi trường vùng biển ven bờ tăng lên nhanh.
Tại Phú Yên, người dân khai thác và sử dụng cỏ biển chỉ để phục vụ nông nghiệp như làm phân bón cho các loại hoa màu trồng trên vùng đất cát ven biển. Dựa theo kinh nghiệm, nơi nào có cỏ biển thì mật độ các loài thủy sản cao, nên họ tập trung đánh bắt ở khu vực đó. Bên cạnh đó, những vùng mặt nước ven bờ có cỏ biển đã và đang được chuyển đổi thành luồng lạch, bến bãi cho tàu thuyền, mở rộng các bến cảng và các công trình phụ trợ, san lấp để xây dựng các khu định cư, bãi nuôi các loài thủy sản, khu du lịch,...
Mặt khác, dân số tập trung ở các thành phố ven biển làm tăng lượng chất thải các loại, đặc biệt là nước thải xuống sông, từ sông ra biển hoặc thải thẳng vào biển. Các cảng biển là nguồn gốc chính của ô nhiễm dầu và việc nạo vét luồng ra vào cảng cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Nước thải và chất thải rắn từ các lớp đất đá bị nước mưa bào mòn, cuốn trôi theo dòng sông ra biển... đó là nguyên nhân sinh ra hiện tượng phú dưỡng (còn gọi là hiện tượng tảo nở hoa). Các loài rong lam bám trên thân và lá cỏ biển, tạo thành bè mảng nổi trên mặt nước, che phủ diện tích bề mặt đầm, vịnh... cạnh tranh với cỏ biển về ánh sáng để quang hợp, làm cho cỏ biển kém phát triển và dẫn đến tàn lụi dần.
Tại vùng biển đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), qua 2 đợt khảo sát của Viện Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo cho thấy hệ sinh thái biển ở đảo Lý Sơn đã bị suy giảm nghiêm trọng. Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất là khai thác theo kiểu hủy diệt. Hàng trăm tàu cá sử dụng thuốc nổ đánh bắt cá. Hậu quả của việc lén lút sử dụng thuốc nổ đánh bắt thủy sản không chỉ “tàn sát” hệ sinh thái biển, phá hủy các rạn san hô, bãi cỏ biển mà còn đe dọa tính mạng con người. Cùng với việc sử dụng thuốc nổ, những năm qua, cứ đến mùa rong mơ, hàng trăm người dân lại đổ xô ra vùng biển ven đảo khai thác, bình quân mỗi ngày từ 3-5 tấn rong mơ tươi, sau đó phơi khô chuyển vào đất liền tiêu thụ.
TS. Vũ Thanh Ca, Q.Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo cho rằng, đảo Lý Sơn là một trong những đảo có tài nguyên rong biển phong phú vào bậc nhất trong số các đảo ven biển ở nước ta, song việc khai thác theo kiểu “tận diệt”, không để cho rong mơ có khả năng phục hồi, khiến nhiều loài hải sản có nguy cơ bị tận diệt, bởi các bãi rong mơ là nơi cư ngụ, sinh sản và ương nuôi giống của nhiều loài hải sản.
Tại Khánh Hoà, hiện nay tình hình khai thác đá san hô đang diễn ra hàng ngày và đã tàn phá nơi cư trú và môi trường sinh thái ven bờ đầm vịnh. Ở vùng Tuần Lễ người dân đã đào xới cỏ biển để khai thác vỏ ngao, sò dùng trong việc nung vôi. Mỗi ngày có thể khai thác hàng tấn vỏ. Ở vùng Xuân Tự, Hòn Khói, Mỹ Giang, Ninh Tịnh (Ninh Hòa), người dân đã dùng phương tiện cơ giới để đào nền đá san hô chết trên đó có cỏ biển mọc để làm vôi, ciment, làm vật liệu để kè các bờ ao nuôi tôm hoặc chặt nhỏ vô bao bán đi thành phố Hồ Chí Minh để làm bột đá mài. Việc đào nền đá san hô chết cũng để làm ao nuôi tôm nhiều nhất là ở vùng Mỹ Giang, Ninh Tịnh. Việc đào đắp nền đá san hô đã làm suy giảm nặng nề diện tích các thảm cỏ biển, đồng thời làm thay đổi cảnh quan và môi trường ven biển.
Ngoài ra, việc suy giảm các thảm cỏ do các hoạt động công nghiệp và ô nhiễm biển còn ít thấy hoặc chưa được xác định rõ. Hiện tượng phú dưỡng xảy ra chung quanh một số các khu vực nuôi thủy sản làm tăng quá mức rong phụ sinh trên lá cỏ. Chúng che ánh sáng, làm giảm quang hợp của cỏ, gây chết.
Theo các chuyên gia nghiên cứu về Khu bảo tồn biển (KBTB) trên thế giới: Thành lập KBTB là phương thức hiệu quả và ít tốn kém để duy trì và quản lý nguồn lợi có biển, và đáp ứng những mục tiêu bảo tồn khác cũng như nhu cầu sinh kế của con người. Việc thiết lập KBTB sẽ làm mật độ sinh vật biển tăng gấp đôi, sinh khối tăng ba lần, kích thước của sinh vật và đa dạng sinh học tăng lên 20-30% so với vùng không nằm trong KBTB. Trong các KBTB, trữ lượng hải sản tăng lên sau một thời gian thiết lập (thường sau 5 năm) sẽ cung cấp các ấu trùng hải sản cho các bãi cá bên ngoài nhờ các dòng chảy biển và đại dương.
Vì vậy việc thành lập các KBTB không chỉ góp phần đảm bảo cần bằng sinh thái vùng biển, đa dạng sinh học, điều hòa môi trường và nguồn giống hải sản mà còn có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế lâu dài, với nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái. Đồng thời, nó còn là cơ sở, là công cụ hành chính và pháp luật trong việc đấu tranh và bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trong phạm vi đặc quyền kinh tế của nước ra.
Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu biển, khi quy hoạch hệ thống KBTB tại một khu nào đó điều trước tiên phải hướng tới tính khả thi. Hiện tại, việc thiết lập hệ thống bảo tồn biển và vùng ven bờ vẫn còn nhiều trở ngại từ những vấn đề liên quan đến tính quản lý, chưa có văn bản pháp lý phân công trách nhiệm một cách rõ ràng.
Tính khả thi trước tiên, nên đề cao vai trò các địa phương tại các KBTB, cộng đồng địa phương. Có thể giao quyền và trách nhiệm cụ thể cho chính quyền địa phương thuộc địa bàn đó. Như vậy mới phát huy được tính hiệu quả trong bảo vệ MT&TN.
Nhận thức về giá trị của cỏ biển và giá trị đem lại từ KBTB đang là vấn đề lớn không chỉ đối với cộng đồng mà cả với các nhà quản lý. Thực tế cho thấy, không ít cán bộ môi trường ở các tỉnh ven biển vẫn còn mơ hồ với khái niệm về KBTB. Bên cạnh đó ở cấp quốc gia, việc quan tâm đầu tư cho các KBTB cũng chưa tương xứng với tiềm năng đem lại.
Một thực tế đặt ra là, hiện các KBTB đội ngũ cán bộ quản lý chuyên ngành vẫn còn thiếu, số cán bộ đang hoạt động vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu công việc. Điều đó dẫn đến việc quản lý không thể đồng bộ và hiệu quả.
Yêu cầu đặt ra đối với các KBTB nước ta hiện nay là cần có những giải pháp đồng bộ để giảm thiểu những tác động tiêu cực từ mặt trái của phát triển kinh tế biển đối với môi trường. Và có như vậy mới bảo vệ, duy trì và phát triển nguồn tài nguyên biển của đất nước.
Ngoài ra, để bảo vệ các bãi cỏ biển, có những biện pháp khả thi, đồng bộ, mà trước hết là các giải pháp về giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư những vùng ven biển có cỏ biển.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.