»

Chủ nhật, 19/01/2025, 03:08:54 AM (GMT+7)

Bào chế thuốc từ xác hổ có đúng luật

(00:33:23 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa cho rằng việc xác định giá trị cũng như chuyển giao xác hổ cho Bệnh viện y học dân tộc tỉnh Thanh Hoá nghiên cứu bào chế thuốc chữa bệnh là hoàn toàn có cơ sở pháp luật.

>> Bảo tồn hổ bằng cách nấu cao

 

Sau khi báo thông tin về vụ đấu giá cao hổ tại Thanh Hóa, ngày 3-12, Chi Cục Kiểm lâm Thanh Hóa đã có báo cáo giải trình về vụ việc trên.

 

Theo đó, xác hổ được đem nấu cao có nguồn gốc từ một vụ vận chuyển trái phép. Ngày13-8-2010, Đội Kiểm cơ động (KLCĐ) số 1 thuộc Chi cục Kiểm lâm Thanh Hoá bắt giữ 1 xác hổ đã được ướp đá lạnh vứt từ trên xe ô tô khách 38N 44 97 xuống đường, địa điểm tại địa phận xã Quảng Ninh, huyện Quảng Xương trên Quốc lộ IA, trọng lượng 61 kg. Xác hổ này đã sau đó được lập biên bản kiểm tra, niêm phong và giao cho Đội KLCĐ số 1 bảo quản, lưu giữ.

 

Qua kiểm tra xác định hổ đã có mùi hôi thối và không mang mầm bệnh, ngoài ra sau một thời gian điều tra không xác minh được đối tượng vi phạm, Chi cục trưởng Kiểm lâm Thanh Hoá đã ra quyết định số tịch thu xác hổ không có người nhận nói trên sung công quỹ Nhà nước chuyển giao xác hổ cho Bệnh viện y học dân tộc tỉnh Thanh Hoá để bào chế thuốc.

 

Giá trị của xác hổ được xác định là 91.500.000 đồng.Việc xác định giá trị xác hổ là căn cứ vào Điều 34 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 của Chính phủ quy định.

 

Sau đó, xác hổ này đã được Bệnh viện Y học dân tộc Thanh Hoá nấu cao theo phương pháp cổ truyền, có kèm theo các phụ gia như xương Sơn dương, gạc hươu, chất bảo quản khác.

 

Chi phí cụ thể như sau: giá trị xác hổ 91.500.000 đồng, chi phí nấu cao 22.338.697 đồng; chi phí thuộc da hổ làm mô hình 12.000.000 đồng. Cộng 125.838.697 đồng. Giá thành 4.109.700 đồng/100 gram. Bệnh viện đề xuất nhượng bán để phục vụ sức khoẻ cán bộ và bệnh nhân ( giá bán 6.000.000 đồng/100 gram).

 

Tuy nhiên, khi được hỏi số 75% xương các loài khác lấy ở đâu ra (Sơn dương thuộc nhóm 1B nghị định 32/2006/NĐ-CP nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại – giống hệt hổ), các cơ quan chức năng Thanh Hóa nói rằng đó là do đấu giá tịch thu từ các vụ việc khác!

 

Việc xác định chi phí nấu cao, được căn cứ vào giá thành của xác hổ và giá mua các loại xương khác trên thị trường như xương sơn dương, gạc hươu, các chất bảo quản khác và ngày công lao động thực tế.

 

“Như vậy, việc xác định giá trị cũng như chuyển giao xác hổ trong vụ vi phạm nêu trên cho Bệnh viện y học dân tộc tỉnh Thanh Hoá nghiên cứu bào chế thuốc chữa bệnh là hoàn toàn có cơ sở pháp luật.” – Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Thanh Hóa khẳng định.

 

Về xử lý cao thành phẩm, theo chi cục, hiện nay pháp luật, mà cụ thể là các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản cũng như các quy phạm pháp luật trong việc bảo vệ động vật hoang dã, chưa có quy định về việc xử lý sản phẩm của động vật hoang dã sau khi được bào chế thành thuốc chữa bệnh.

 

Đến nay số cao hổ thành phẩm 2,77 kg vẫn đang được bảo quản tại Bệnh viện y học dân tộc tỉnh Thanh Hoá. Quá trình giải quyết tiêp theo, các ngành sẽ tham mưu cho UBND tỉnh xử lý theo đúng quy định của pháp luật để phục vụ cho việc khám chữa bệnh.

 

Bà Nguyễn Thị Phương Dung, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên ENV, cho biết, ý kiến của ENV là phải tiêu hủy số cao nói trên. Các cơ quan chức năng cần nhận rõ nguy cơ của hành động này như một sự tiếp tay, “hợp pháp hóa” việc tiêu thụ động vật hoang dã. Tất nhiên, cùng với đó, cần phải có sự hoàn thiện dần của luật pháp để tránh các lỗ hổng không đáng có.

 

“Kiểm lâm Thanh Hóa nói rằng để sử dụng những mục đích đặc biệt. Nhưng việc xác định các mục đích đặc biệt như thế nào thì cuối cùng cũng tới tay những người tiêu dùng, tức là vẫn thuộc đường dây tiêu thụ các sản phẩm ĐVHD. Bản thân các cơ quan chức năng phải kiên quyết thể hiện sự mạnh tay của mình đối với các vụ việc như thế này. Một khi các cơ quan chức năng cũng tỏ ra “tiếc” và coi trọng các sản phẩm này thì làm sao tránh được tư tưởng tương tự trong dân chúng?” – Bà Dung nói.

Theo Mỹ Hằng/TP
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bào chế thuốc từ xác hổ có đúng luật

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI