»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:39:26 PM (GMT+7)

Báo cáo đầu việc, triển khai ngay

(00:29:46 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Theo quyết định tại cuộc họp chiều 25-2 của ban chỉ đạo khẩn cấp bảo về Rùa Hoàn Kiếm, ngay đầu tuần này, các ban ngành được giao việc phải trình bày cụ thể phương án của mình và, thậm chí, báo cáo các bước triển khai ngay.

>> Thử chui vào bẫy

>> Đưa cụ Rùa lên Tháp Rùa

>> Hôm nay, chốt phương án cứu Cụ Rùa

>> Cách ly chứ không đưa khỏi bờ

>> Bắt rùa tai đỏ bằng nhiều loại bẫy

>> Dưới nước hay trên bờ

>> Chốt phương pháp cứu cụ rùa

>> Cụ Rùa lại nổi liên tục: Lành hay dữ?

>> Có đưa Cụ Rùa lên bờ

>> Can thiệp cứu Cụ Rùa sẽ không nhanh

>> Cần cách ly để chữa trị Cụ Rùa

>> Đưa chuyện Cụ Rùa ra quốc tế

>> Nấm mốc tấn công Cụ Rùa?

>> Cụ Rùa có thể bị viêm phổi

 

Tìm hiểu sơ bộ thì được biết nhiều đầu việc khó báo cáo được đúng tiến độ. Chẳng hạn, liên quan đến việc thiết kế và làm lưới vây bắt rùa Hoàn Kiếm, “thời gian quá gấp, có lẽ phải đến giữa tuần mới cụ thể hóa được các đầu việc triển khai”, ông Nguyễn Viết Để, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội, nói.

 

 

Trong số các đầu việc ban chỉ đạo phân công, đầu việc gây chú ý nhất là phân công Giám đốc Sở Y tế, chứ không phải lãnh đạo một cơ quan thú y, làm chủ tịch hồi đồng chữa trị rùa hồ gươm, vốn dĩ là động vật chứ không phải người.

 

Một số đầu việc được xác định là giao đúng địa chỉ như nạo vét bùn tại các khu vực đặt lưới và cải tạo đường lên bờ gò Tháp Rùa do Sở Xây dựng Hà Nội đảm nhiệm; Sở Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn Hà Nội chịu trách nhiệm xây dựng phương án đưa rùa lên khỏi mặt nước, bao gồm cả khâu tìm và đón cụ; Khâu thiết kế hệ thống lưới bắt cụ rùa do Chi cục Thủy sản Hà Nội chịu trách nhiêm; v.v...

 

Chiều 26-2, lãnh đạo Chi cục Thủy sản Hà Nội cùng một nhà khoa học có cuộc khảo sát nhanh tình trạng mặt đáy Hồ Gươm để lấy thông tin đầu vào cho việc thiết kế và làm lưới.

 

Kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy, mực nước hồ hiện đang rất thấp, chỗ sâu nhất chỉ đạt 95 cm trong khi phần lớn các chỗ còn lại chỉ sâu 40-50 cm.

 

Liên quan đến phương án bắt rùa, được biết, nếu rùa nổi thì sẽ dùng lưới vây. Trường hợp vào thời điểm triển khai mà rùa không nổi, sẽ dùng lưới kéo toàn bộ hồ. Hai mươi năm trở về trước, xí nghiệp cá Thống Nhất từng cai quản việc đánh bắt cá ở Hồ Hoàn Kiếm và một số hồ khác.

 

Giám đốc xí nghiệp lúc bầy giờ kể không ít lần lưới đánh cá của xí nghiệp vướng vào cụ rùa và vất vả lắm mới gỡ cụ ra được. Lần này, với mục tiêu chính tìm được cụ chứ không phải tìm được cá, được biết, nhóm thiết kế lưới cũng sẽ tham khảo lại cấu trúc và cả cách rà, kéo lưới ở Hồ Hoàn Kiếm của các ngư phủ Hoàn Kiếm năm xưa.

Theo QD/TP
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Báo cáo đầu việc, triển khai ngay

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI