Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Bạc tình như… chim
(17:40:10 PM 18/06/2011)
Hồng hạc, một trong những loài chim bạc tình nhất - Ảnh: AFP
Một chuyên gia sinh vật học Canada đã có phát hiện thú vị về quan hệ tình cảm của loài chim.
Sau hơn 20 năm nghiên cứu loài chim, sử dụng kỹ thuật theo dõi bằng sóng vô tuyến và xét nghiệm DNA, giáo sư sinh vật học Bridget Stutchbury thuộc Đại học York (Canada), đã thu hoạch được nhiều điều thú vị về loài lông vũ này trong một cuốn sách có tựa đề The Bird Detective (tạm dịch là Thám tử chim) sắp được xuất bản.
Theo bà Stutchbury, sự chung thủy chỉ thực sự tồn tại ở một số loài chim. Còn lại đa phần đều chung sống với bạn tình chỉ vài tháng hoặc cao lắm là vài năm. Đặc biệt, những loài biết hót ở khu vực Bắc Mỹ (như chim giẽ quạt) thuộc loại bạc tình nhất. Tỷ lệ "ly dị" hằng năm ở loài hồng hạc lên đến 99% trong khi ở loài hải âu là 0%.
Theo giả thuyết của giáo sư Stutchbury, những cặp chim không hòa hợp về mặt di truyền và hành vi sẽ sớm "đôi ngả chia ly" nếu tìm thấy bạn tình mới hợp tính hơn. Một giả thuyết khác là các "nàng" chim dễ bị quyến rũ bởi những "chàng" có giọng hót hay và có bộ lông sặc sỡ hơn, hoặc muốn tìm đến những nơi an toàn và dồi dào thức ăn. Trong trường hợp tồi tệ nhất, chim có thể bỏ rơi con để bắt đầu lại với đối tác mới.
Giáo sư Stutchbury - người đã nghiên cứu không ít loài chim biết hót ở Canada, Mỹ, Panama - cho biết vào mùa hè, chim trống thường phải nuôi con do chim mái bỏ đói con thơ để đi tìm bạn tình mới. Tuy nhiên, chim trống cũng chẳng phải tay vừa. Chúng tìm sang những cô bạn láng giềng để chứng tỏ "bản lĩnh đàn ông" của mình.
Sách của giáo sư Stutchbury, do HarperCollins xuất bản, sẽ được giới thiệu tại Vườn Bách thảo Toronto (Canada) vào cuối tháng này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.