»

Thứ năm, 21/11/2024, 20:39:58 PM (GMT+7)

Ba ba nữ hoàng trị giá cả nghìn USD

(00:25:13 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Hai "nữ hoàng" ba ba ở Đồng Tâm, Long An - một màu đen và một màu vàng thuộc giống loài đặc biệt quý hiếm, có một không hai ở Việt Nam và cả trên thế giới. Hiện nhiều người tìm mua những chú ba ba này với giá vài chục ngàn USD vì tin rằng sẽ phát tài.

Hai "nữ hoàng" và chuyện ăn kiêng, giảm béo

 

Mới nhìn hai con ba ba này, nhiều người chắc sẽ nghĩ ngay đến "cụ rùa Hồ Gươm" vì về hình dáng chúng khá giống với "cụ".

 

Hai con ba ba này còn có tên gọi khác là cua đinh (hay ba ba Nam bộ), tên khoa học là Trionyx Cartilagineus, họ ba ba Trionychidae, có khả năng cân nặng tới 70-80 kg và sống trên 100 năm.

 

Chúng hiện đang được nuôi và chăm sóc trong hai hồ kính "bát giác" - 8 miếng kính có diện tích khá nhỏ tại Trại rắn Đồng Tâm. Xung quanh hai "nữ hoàng" ba ba này cũng có những câu chuyện khá đặc biệt.

 

Theo Trung úy Đinh Thành An, con ba ba màu đen đã 26 năm tuổi, nặng 34kg. Còn con ba ba màu vàng 25 tuổi nặng khoảng 33kg. Cả hai con đã có thời kỳ do được cho ăn nhiều nên chúng trở nên "béo phì" rất nhanh, vì thế những người chăm sóc chúng ở đây đã phải hạn chế khẩu phần ăn hay nói cách khác là áp dụng chế độ ăn kiêng cho chúng để …giảm béo.

 

 

 

 

Hiện chúng chỉ được cho ăn một lần một ngày vào lúc 10 giờ sáng, chủ yếu ăn cá, cua, ốc, tôm… tất cả tổng cộng khoảng 700g thức ăn. Tuy vậy, hình dáng của chúng vẫn rất mập mạp, nhưng khá nhanh nhẹn và khỏe mạnh. Đã sống mấy chục năm tuổi nhưng chúng hầu như không bị bệnh tật gì, nếu có chỉ là bệnh ký sinh trùng ngoài da.

 

Ba ba Nam bộ thở bằng phổi là chính nên thỉnh thoảng chúng phải nhô lên mặt nước để lộ hai lỗ mũi khá dài để hít thở không khí. Miệng của chúng có răng sừng rất cứng có thể cắn vỡ cua, ốc có vỏ cứng một cách dễ dàng. Đầu và cổ có khả năng ngoái lại đến gần chân sau. Hai chân trước dài, hai chân sau ngắn kiểu mái chèo, có móng khá dài, đuôi ngắn (theo trung úy Đinh Thành An, đối với giống ba ba, đuôi mà bằng hoặc ngắn hơn cái mai là con cái, ngược lại dài hơn là con đực).

 

Phần cứng che chở lưng và bụng gọi là mai - đây là phần sụn mềm rìa vểnh ra, kích thước mai có thể tới 83cm. Trên mai có những nốt sần nhỏ, tròn, xếp thành hàng dọc theo rìa trước của mai (8 nốt - xếp hàng đều hai bên, mỗi bên 8 nốt). Hai bên cổ có hai chấm lớn cân đối hai bên. Do chúng quá mập nên phần thịt ở bốn chân gần như căng tràn khỏi chiếc mai của chúng, nhất là phần hai chân trước.

 

Trung úy Đinh Thành An cho biết, bản tính ba ba vừa nhút nhát lại vừa… hung dữ. Loài vật này thích sống nơi yên tĩnh, ít tiếng ồn, kín đáo. Tính hung dữ của ba ba thể hiện ở chỗ hay cắn nhau rất đau, con lớn hay cắn và ăn tranh mồi của con bé. Khi có người hoặc động vật muốn bắt nó, nó có phản ứng tự vệ rất nhanh là vươn cổ dài ra và cắn. Cổ của nó bình thường vẫn rụt vào nhưng khi tự vệ có thể vươn dài đến chân sau.

 

Quý hiếm nhất thế giới

 

Trong hai con ba ba Nam bộ này thì con ba ba màu vàng được coi là quý hiếm nhất Việt Nam và cả trên thế giới. Đây là con ba ba bị đột biến gen về nhiễm sắc thể, toàn thân nó có màu vàng tươi rất đẹp, trên mai có màu vàng đậm hơn.

Câu chuyện về con ba ba vàng này cũng khá đặc biệt. Hơn hai mươi năm trước nó được một nông dân ở Phụng Hiệp, Hậu Giang mang tới trại, như cách "tạ ơn" các chiến sỹ ở trại đã chữa giúp khi ông bị rắn độc cắn. Người nông dân đề nghị trại nghiên cứu thêm vì màu vàng của chú ba ba này rất đặc biệt. Hồi đó người nông dân này tình cờ bắt được nó ngoài ruộng, chỉ nặng khoảng 600-700g, mai mềm màu vàng tơ rất lạ.

 

Một nhà nghiên cứu động vật quý hiếm người Mỹ khi đến tham quan trại rắn đã phải thốt lên rằng, qua bao nhiêu năm tìm hiểu các nguồn thông tin, đến lúc đó ông mới tận mắt chứng kiến một con ba ba đặc biệt như thế, bởi theo ông trên thế giới hiện chỉ có hai con loại này, nhưng con còn lại thì chưa ai thấy. Có tin đồn, một đại gia khi xuống đây đã trả giá 25.000 USD để mua, nhưng nó là tài sản chung vô cùng quý hiếm nên cán bộ của trại kiên quyết không bán. Nhiều người đồn đại rằng, nếu sở hữu con ba ba quý này, có thể sẽ phát tài, bởi đây là con cua vàng nhà trời.

 

Hiện nay, nhiều lái buôn đã đi lùng tại các vùng ruộng loài ba ba mai vàng nhưng không đạt được kết quả. Chính vì thế, việc bảo vệ và chăm sóc "nữ hoàng" lại càng quan trọng hơn.

 

Để phối giống, những người chăm sóc đã cho thả chung chúng với một con đực lớn nhưng kết quả không như mong muốn vì bản tính hung dữ "muốn lãnh thổ riêng mình" nên chúng cắn nhau rất dữ dội đã khiến chúng bị thương vài chỗ trên cơ thể. Sắp tới trại đang nghiên cứu phương cách sinh sản vô tính cho chúng để giữ lấy nguồn gen quý hiếm của con ba ba vàng có một không hai này.

 

Ba ba là động vật thuộc lớp bò sát, bộ rùa, họ ba ba Tryonychidae. Trong họ ba ba có nhiều loài. Các loài thường gặp trên thị trường ba ba ở nước ta có ba ba hoa (Trionyx sinensis), ba ba gai (Tryonyx steinachderi) và cua đinh - ba ba Nam bộ (Trionyx cartilagineus).

Hai con cua đinh - ba ba Nam bộ đang nuôi tại Trại rắn Đồng Tâm không giống như là loại ba ba nuôi với dạng đại trà hiện nay. 

 

 

Theo Cảnh Sát Toafn Cầu
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ba ba nữ hoàng trị giá cả nghìn USD

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI