Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thứ năm, 21/11/2024, 20:10:00 PM (GMT+7)
8 sinh vật kỳ dị dưới đáy đại dương
(09:42:37 AM 20/06/2017)(Tin Môi Trường) - Con người biết nhiều về bề mặt mặt trăng hơn là đại dương, nơi có nhiều sinh vật đến nay vẫn chưa được phát hiện. Một số có hình dạng kỳ lạ như thuộc về một hành tinh khác.
>> Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng >> Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt >> Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này >> Cảnh báo thời tiết bất thường trong tháng 8 >> THI ĐUA CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI VIII: Khẩn trương tổng kết đợt thi đua Chào mừng 35 năm thành lập và Đại hội VIII của VACNE
Cá sói Đại Tây Dương: Đây là một trong những sinh vật hung dữ nhất ở tầng đáy đại dương. Chúng sống ở vực thẳm sâu nhất, lạnh nhất và tối nhất. Cơ thể chúng sản sinh chất chống đông tự nhiên để duy trì tuần hoàn. Chúng có sáu răng nanh nhọn và ba hàng răng có thể cắn xé bất cứ thứ gì. Ảnh: Nature World News.
Cá mập Frilled: Loài Chlamydoselachus anguineus hay còn gọi là cá mập Frilled có bộ hàm đáng sợ với nhiều hàng răng sắc nhọn. Chúng sống ở đáy biển tại độ sâu 1.500 m và có thể dài đến 1,8 m. Cá mập Frilled có cú cắn cực mạnh khiến con mồi tê liệt ngay lập tức. Do có hàm lớn, chúng có thể ăn con mồi to bằng nửa thân mình. Ảnh: Therichest.
Cá mập Goblin: Cá mập Goblin hay cá mập yêu tinh có mõm dài với phần răng và lợi nhô ra khỏi miệng. Một con Goblin trưởng thành có thể dài tới 4 m. Chúng là loài khá lười biếng, không tốn năng lượng để đuổi theo mồi mà ăn tạp các loại sinh vật nhỏ ở đáy biển. Ảnh: Peru.
Hagfish: Loài cá này có thân hình giống lươn và tạo ra chất nhớt để thoát khỏi kẻ thù. Khi bị tóm đuôi, Hagfish có thể tiết ra tới 19 lít nhớt dính. Chúng sống ở độ sâu 1.600 m và có thể nhịn ăn hàng tháng liền. Ảnh: Therichest.
Cua Yeti: Sinh vật này giống như lạc tới Trái đất từ một hành tinh khác. Trên thực tế, chúng sống ở độ sâu 2.200 m ở Nam Thái Bình Dương. Chúng có lớp lông màu vàng trên chân và càng. Hiện tại, loài cua này vẫn còn là một ẩn số. Các nhà khoa học đưa ra nhiều giả thuyết vì sao chúng có lông. Một số cho rằng cua Yeti dùng lông để tìm thức ăn và bạn đời. Số khác lại tin cua Yeti dùng chúng để nuôi các cụm vi khuẩn làm thức ăn. Ảnh: Emlii.
Cá Anglefish đáy biển: Cá Anglefish đáy biển có phần hàm lớn nên có thể nuốt con mồi to gấp đôi mình. Khi con đực tìm được con cái phù hợp, chúng sẽ cắn vào bụng đối tác và để cơ thể kết nối với nhau. Con đực sẽ lấy dinh dưỡng từ cơ thể con cái. Một con cái có thể có tới sáu con đực gắn vào thân đến suốt phần đời còn lại. Cá đực sống phụ thuộc hoàn toàn vào cá cái nên dần dần mắt, vây và một số cơ quan nội tạng của chúng sẽ tiêu biến. Cuối cùng, chúng chỉ còn giống như một khối thịt thừa dưới bụng con cái. Ảnh: Monterey Bay Aquarium.
Cá Barreleye: Loài cá không răng này sinh sống ở các vùng nước nhiệt đới thuộc Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Chúng có nửa trên phần đầu trong suốt để hấp thụ nhiều ánh sáng hơn ở đáy biển. Ảnh: Pinterest.
Mực ma cà rồng: Loài mực này có hình dạng như trong những bộ phim kinh dị. Khi cảm thấy bị nguy hiểm, chúng sẽ lộn các xúc tu ra ngoài để đe dọa kẻ thù. Ảnh: Thedeep.
Sứa khổng lồ biển sâu: Loài sứa bí ẩn này có những xúc tu dài tới 10 m và được cho là một trong những loài săn mồi lớn nhất ở đáy biển. Tới nay, con người mới chỉ thấy chúng khoảng hơn 100 lần. Ảnh: Todby.
(Theo The Richest/Zing)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.