Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
71 cá thể rùa Trung Bộ đã về tới Việt Nam
(18:49:26 PM 19/08/2013)Đón 71 cá thể rùa Trung Bộ tại sân bay Nội Bài
Vườn thú Rotterdam (Hà Lan) và Vườn thú Münster (Đức) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Rùa để đưa những cá thể rùa này trở về Việt Nam. Đây là lần đầu tiên một số lượng lớn rùa được gây nuôi thành công ở nước ngoài được đưa trở về Việt Nam.
Ông Bùi Đăng Phong – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Rùa cho biết: “Ngày hôm nay đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công tác bảo tồn loài rùa Trung Bộ ở Việt Nam. Hiện nay, số lượng của loài này trong tự nhiên đang bị suy giảm nhanh chóng do tình trạng săn bắt, buôn bán trái phép và mất môi trường sống. Trách nhiệm của Việt Nam là phải tích cực bảo vệ loài rùa đặc hữu này khỏi nạn săn bắt, buôn bán trái phép và đảm bảo rằng chúng ta sẽ không mất thêm một loài động vật đặc hữu quý hiếm nào nữa”.
Ông Trương Quang Bích, Giám đốc Vườn Quốc gia Cúc Phương phát biểu
Rùa Trung Bộ (Mauremys annamensis) là loài rùa quý hiếm, chỉ được tìm thấy ở những vùng đất ngập nước, trong ao hồ và các dòng sông của một số tỉnh Miền Trung Việt Nam. Kể từ cuối những năm 1980, quần thể loài rùa Trung Bộ trong tự nhiên đã gần như biến mất bởi nạn săn bắt, buôn bán bất hợp pháp để đáp ứng nhu cầu của thị trường Việt Nam và Trung Quốc. Mặc dù được pháp luật bảo vệ nhưng tình trạng gây nuôi rùa Trung Bộ vì mục đích thương mại vẫn tiếp tục gia tăng.
Ông Henk Zwartepoorte – Phụ trách Quản lý các loài Bò sát của Vườn thú Rotterdam cho biết: “Chúng tôi rất tự hào đã đóng góp vào công tác bảo tồn loài rùa quý hiếm của Việt Nam, đồng thời giúp các cá thể rùa Trung Bộ được trở về quê hương. Chúng tôi rất tin tưởng vào những sáng kiến của Việt Nam và những nỗ lực mang tính toàn cầu nhằm giúp loài rùa đặc hữu của Việt Nam có thể tồn tại và phát triển trong tự nhiên.”
Ông Trương Quang Bích -Giám đốc Vườn Quốc gia Cúc Phương (trái) và ông Bùi Đăng Phong- Quản lý Trung tâm Bảo tồn Rùa giới thiệu rùa Trung Bộ
71 cá thể rùa trở về từ Châu Âu lần này sẽ được đoàn tụ với hơn 200 cá thể rùa khác đang được cứu hộ tại Trung tâm Bảo tồn Rùa Cúc Phương. Tất cả các cá thể này đều được thu giữ từ những vụ buôn bán trái phép, do người dân tự nguyện chuyển giao hoặc được sinh ra tại Trung tâm Bảo tồn Rùa. Mục tiêu cuối cùng là tất cả các cá thể rùa này sẽ được thả về môi trường sống tự nhiên phù hợp nhất tại tỉnh Quảng Ngãi, đây cũng là một phần trong dự án Bảo tồn rùa Trung Bộ (MAP) thuộc Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á (ATP).
“Rùa Trung Bộ của Việt Nam được thế giới công nhận là loài cần được ưu tiên hàng đầu trong công tác bảo tồn. Mặc dù, rùa Trung Bộ có thể sống trong môi trường nuôi nhốt, chúng ta cần thiết phải bảo vệ loài này để chúng có thể tiếp tục được tồn tại trong tự nhiên”, ông Timothy Mc Cormack – Điều phối Chương trình ATP và MAP khẳng định.
Rùa Trung bộ (Mauremys annamensis) là loài rùa đặc hữu quý hiếm, chỉ sống ở các vùng đất ướt như ao, hồ, các dòng suối tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam mà không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Kể từ cuối những năm 1980, quần thể rùa Trung Bộ trong tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng do tình trạng săn bắt và buôn bán trái phép để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và Trung Quốc. Gần đây, tình trạng nhân nuôi rùa Trung Bộ vì mục đích thương mại chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thu gom loài rùa này từ tự nhiên ngày càng tăng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.