Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
7 màn giao phối thú vị trong thế giới động vật hoang dã
(09:51:16 AM 05/01/2014)
Có thể nói tinh tinh là loài động vật giao phối táo bạo nhất. Giống như con người, tinh tinh có nhu cầu giao phối quanh năm. Tinh tinh đực thường thích quan hệ với người tình lớn tuổi hơn và khi bắt đầu ham muốn, chúng sẽ lắc lắc một nhánh cây hoặc lộ rõ dương vật của mình trước mặt tinh tinh cái.
Kangaroocó khả năng sinh sản quanh năm, mặc dù hầu hết chúng thực hiện giao phối vào khoảng thời gian cuối xuân,đầu hè. Các con Kangaroo đực thường phải chiến đấu với nhau để tranh giành bạn tình. Và khi chiến thắng tình địch, kangaroo sẽ chồm lên người bạn tình từ phía sau và giữ tư thế giao phối như vậy trong khoảng 50 phút.
Mặc dù là động vật lớn nhất từng sống trên trái đất nhưng rất khó nắm bắt hành động giao phối của cá voi xanh như thế nào. Theo kết quả các cuộc dò thám ghi lại, các voi xanh bắt đầu độ tuổi sinh sản từ 5 đến15 tuổivà mang tha ikéo dài từ 10 đến 12 tháng. Khoảng cuối tháng 7, đầu tháng 8, chúng sẽ tìm kiếm và kết cặp với nhau.
Nhện cái thường được gọi là nhện góa phụ đen vì theo một số nghiên cứu, nhện cái luôn luôn “thịt” người tình sau khi quan hệ tình dục. Thông thường, khi nhện đực tìm thấy và muốn giao phối với một con nhện cái trưởng thành, chúng phát ra tín hiệu và nhảy múa trên màng tơ. Sau khi tiếp cận người tình mong muốn, nhện đực sẽ chèn các tua cảm mang tinh trùng của mình vào vùng sinh sản trên bụng nhện cái rồi nhanh chóng rời đi trước khi trở thành món ăn dinh dưỡng của nhện cái.
Trong khi đó, cá mập trắng lại là loài giao phối khá âm thầm. Theo kết quả nghiên cứu, loài này bắt đầu giao phối ở độ tuổi trưởng thành, khoảng 15 tuổi.Lúc này, con đực biến đổi vây bụng để thụ thai với con cái. Các nhà nghiên cứu tin rằng cá mập trắng đực phải cắn bạn tìnhở gần đầu hoặc ở vây ngực để có thể chèn tua cảm của mình. Về phần cá mập trắng cái, sau khi giao phối, chúng lặng lẽ biến mất trong khoảng 2 năm, có lẽ để dành trọn thời gian mang thai18 tháng và sống cùng con trong những vùng biển ven bờ. Sau đó, chúng trở về khu vực sinh sản để tiếp tục những cuộc giao phối khác.
Dơi là một loài động vật có vú biết bay nhưng có một số hành vi giao phối khác lạ so với các loài động vật có vú khác. Dơi đực và dơi cái thường gặp nhau lần đầu tiên tại các địa điểm ngủ đông.Chúng tụ tập với số lượng lớn, treo mình trên cây rồi rượt đuổi và biểu diễn những màn nhào lộn trên không đẹp mắt. Qúa trình giao phối có thể diễn ra lộn ngược hoặc đu mình trên các vách hang động, thậm chí dính chặt miệng với nhau cho đến khi hoàn tất việc giao phối.
Cá sấu nổi tiếng với da bọc thép và hàm răng sắc nhọn nhưng khi giao phối, cá sấu đực lãng mạn “nhảy” hoặc dùng miệng tát nước sang hai bên, cong người thổi nước bằng mũi trước mặt bạn tình. Ở khoảng cách gần hơn, chúng còn có thể tỏa ra một xạ hương dầu để gây sự chú ý. Khi màn tán tỉnh thành công, chúng sẽ nhẹ nhàng chà mõm và lưng vào nhau rồi mới bắt đầu giao phối.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.