»

Thứ hai, 20/01/2025, 04:01:23 AM (GMT+7)

5 chiếc lưỡi kỳ lạ nhất của giới tự nhiên Tin ảnh

(10:04:45 AM 28/02/2014)
(Tin Môi Trường) - Micheal Jordan thích thè lưỡi, Miley Cyrus lại rất hay khoe lưỡi, nhưng cái lưỡi nổi tiếng nhất thế giới có lẽ là của Gene Simons. Nhưng những cái lưỡi ấy chẳng đáng là gì nếu ta so sánh với lưỡi của những loài động vật. Cùng điểm qua những loài vật có chiếc lưỡi vô cùng độc đáo sau đây:

Tê tê



 
Hình ảnh một chú tê tê châu Phi đang thè lưỡi uống nước.- Ảnh: Des & Jen Bartlett, National Geographic



Cơ thể của tê tê được phủ đầy vảy keratin (chất cấu tạo nên tóc và móng tay của con người); những vảy này xếp chồng lên nhau giúp tê tê bảo vệ cơ thể, và chúng có một chiếc lưỡi cực dài rất đặc biệt.

Trên trang blog Nat Geo chuyên viết về tê tê, Rhishja Cota - Larson viết: “Lưỡi được gắn vào khung xương của tê tê, nó còn dài hơn cơ thể của chúng và được sử dụng để tớp những con mồi như mối và kiến”.


Tắc Kè


Bằng cách thay đổi màu sắc để ngụy trang, không thể phủ nhận rằng tắc kè hoa rất đáng yêu.

 


 Hình ảnh một con tắc kè hoa phóng lưỡi bắt 1 con châu chấu tại khu bảo tồn gần Công viên quốc gia Andasibe – Mantadia ở Madagasca. Ảnh: Paul Souders,Corbis


Tuy vậy, đặc điểm hấp dẫn nhất của chúng là lưỡi, lưỡi của tắc kè hoa có lẽ là chiếc lưỡi nổi tiếng nhất trong giới động vật. Lưỡi của chúng có thể dài gấp 1,5 lần chiều dài cơ thể, hoạt động như một dây thòng lọng bám dính. Chất nhầy của tắc kè hoa dính vào bất cứ chỗ nào mà nó nhắm tới và kéo con mồi lại nhanh như chớp. Nhìn thấy chúng di chuyển một cách chậm chạp, bạn sẽ không bao giờ đoán được lưỡi chúng lại nhanh như vậy.



Cá voi xanh


Là động vật lớn nhất được biết đến trênTrái đất, cá voi xanh có một chiếc lưỡi rất lớn. Các bộ phận của nó có thể nặng khoảng 2,7 tấn - nặng hơn một con voi châu Á, theo WWF


 

Cá voi xanh Ảnh: Internet



Cá voi xanh cũng sử dụng cái lưỡi khổng lồ này để ăn, nhưng không giống như cách mà con người làm. Loài động vật có vú này nuốt  số lượng lớn nước, sau đó dùng lưỡi đẩy nước thông qua tấm phiến sừng ở hàm (giống như vảy của con tê tê) để lọc ra các động vật giáp xác nhỏ xíu gọi là nhuyễn thể,  đây là nguồn thức ăn chính của chúng.


Thú ăn kiến khổng lồ


Cơ thể thú ăn kiến khổng lồ dài khoảng 5-7 feet (1,5-2,1 mét), và lưỡi của chúng dài khoảng 2 feet (0,6 mét).
 


Một con thú ăn kiến khổng lồ với lưỡi thè dài-  Ảnh: Minden Pictures, Corbis


Không có răng, lưỡi thú ăn kiến khổng lồ làm cùng lúc hai nhiệm vụ, những cái gai trên lưỡi giúp nó bắt con mồi là côn trùng, và nước bọt dính của nó bẫy con mồi rơi vào vòm miệng, nơi chúng bị nghiền nát trước khi được nuốt. Các thú ăn kiến có thể thè lưỡi 160 lần một phút .


Cá hề


Động vật cuối cùng  trong danh sách động vật có lưỡi kỳ lạ nhất lại là loài không có lưỡi. Nhưng đây lại là loài có chiếc lưỡi kỳ lạ nhất.
 


Hình ảnh con cá hề  Amphiprion polymnus với hải quỳ ký sinh bên trong miệng tại vùng biển Manado, Indonesia.- Ảnh: Alamy


Hải quỳ ký sinh Cymothoa exigua, là một loài giáp xác bơi qua mang của cá và bám vào lưỡi của cá, sau đó cắt đứt nguồn cung cấp máu để các cơ quan ở đây bị thoái hóa và hải quỳ sẽ thay thế lưỡi của cá hề.

PHẠM THỊ NGA (Theo nationalgeographic)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 5 chiếc lưỡi kỳ lạ nhất của giới tự nhiên

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI