»

Chủ nhật, 19/01/2025, 18:01:45 PM (GMT+7)

150 nước ký ủng hộ bảo tồn sao la

(17:42:58 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - (VFEJ)-Đại diện Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam vừa trao tặng 26.000 chữ ký - do WWF thu thập từ 150 nước trên thế giới ủng hộ công tác bảo tồn sao la - cho Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn Việt Nam).

Ngày 22/9, tại Hà Nội, diễn ra hội thảo khởi động dự án tài trợ bởi Quỹ Sáng kiến Darwin mang tên "Liệu có thể điều hòa săn bắn và bảo tồn các loài thú móng guốc của dãy Trường Sơn?" và lễ trao tặng chữ ký ủng hộ sao la.

 

Khoảng 26.000 chữ ký đã được thu thập từ hơn 150 quốc gia trên thế giới. Con số này có ý nghĩa rất lớn đối với những nỗ lực không ngừng của các nhà bảo tồn đối với loài sao la quý hiếm.

 

Bà Trần Minh Hiền, Giám đốc WWF Việt Nam, phát biểu: "Cứu sao la, bây giờ hoặc không bao giờ. Đó là thông điệp mà WWF muốn truyền tải tới các cơ quan ban ngành của Việt Nam, tới báo chí và đông đảo công chúng. Bảo tồn sao la cần được sự quan tâm và tham gia của tất cả chúng ta".

 

Theo bà Trần Minh Hiền, sự tồn tại của sao la đang bị đe dọa bởi các hoạt động săn bắn. Hiện loài sao la chỉ còn khoảng 20 cá thể và đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

 

Theo WWF, trong giai đoạn 2009-2012, Quỹ Sáng kiến Darwin sẽ tài trợ khoảng 134.000 USD (tương đương hơn 2,4 tỉ đồng) để thực hiện dự án bảo tồn sao la và một số loài thú móng guốc quý hiếm ở dãy Trường Sơn.

 

Theo đó, đối tác thực hiện phía Việt Nam sẽ bao gồm WWF, Cục Kiểm lâm, Đại học Vinh, Đại học Huế nhằm triển khai các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng về bảo tồn các chủng quần móng guốc đặc hữu tại đây và các nguy cơ do săn bắn gây ra. Đồng thời nâng cao năng lực về lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, tạo tác động tích cực đến các cộng đồng và hệ thống quản lý rừng của nhà nước.

 

Hội thảo do WWF Việt Nam, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đại học Vinh, Đại học Huế, Viện Công nghệ Sinh học&Tài nguyên Thiên nhiên Huế, và Rừng Quốc gia Bạch Mã cùng phối hợp tổ chức, với sự tham dự của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý bảo tồn, cán bộ kiểm lâm và quan chức Chính phủ.

 

Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) sống ở những thung lũng hẻo lánh của dãy Trường Sơn dọc biên giới giữa Việt Nam và Lào. Sao la là loài thú rất quý hiếm, được phát hiện vào những năm 1990. Mặc dù với quần thể rất nhỏ, việc săn bắt bừa bãi trong phạm vi sống hẹp đã đẩy loài này đến bờ tuyệt chủng. Hiện sao la được xem là loài "cực kỳ nguy cấp" trong Sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), và phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng rất cao trong tự nhiên.

Thảo Ly (tổng hợp)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 150 nước ký ủng hộ bảo tồn sao la

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI