Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
13 loài sinh vật mới ấn tượng nhất năm 2013
(08:35:28 AM 04/01/2014)Một số loài, như thể là được tưởng tượng ra, đã được phát hiện trong những vùng sâu của các khu rừng nhiệt đới còn ít được biết đến, nhưng một số loài khác được tìm thấy ngay trong thành phố, trú ẩn ngay nơi chúng ta nhìn thấy dễ dàng. Một số loài có họ hàng gần đã bị bỏ lỡ, trong khi đó một số khác là quá nhỏ bé hoặc ở một vị trí quá hẻo lánh đến nỗi chúng đơn giản là thoát khỏi sự chú ý của các nhà khoa học.
Từ các loài phong lan cho tới những loài ếch với màu da socola, cho tới những loài kiến trông giống như đang đeo tấm che mắt, tạp chí Livescience đã tổng kết 13 loài sinh vật mới quyến rũ nhất đã công bố trong năm 2013.
Một loài phong lan hiếm
Các loài phong lan có thể được tìm thấy ở khắp nơi từ các cửa hàng hoa cũng như các cửa hàng tạp hóa, tuy nhiên một loài phong lan mới được phát hiện trên đỉnh một núi lửa tại Azores, một quần đảo thuộc vùng bờ biển của Bồ Đào Nha. Loài này, loài phong lan Hochstetter butterfly (tên khoa học là Platanthera azorica) thực ra đã được sưu tầm từ 170 năm trước, nhưng chưa từng được nghiên cứu hoặc nhận dạng tiếp với tư cách là một loài mới cho tới khi các nhà khoa học tái phát hiện loài này. Loài hoa này có lẽ là loài phong lan hiếm nhất của Châu Âu, theo như Richar Bateman, một nhà thực vật học tại trung tâm nghiên cứu thực vật Kew Royal Botanic Gardens tại London, và cần có một chương trình bảo tồn cấp bách, khi loài này bị đe doạ tuyệt chủng bởi các loài xâm lấn và phá hủy môi trường sống.
Loài “tôm” ma
Loài sinh vật này trông giống như bước ra từ bộ phim của Tim Burton vậy, nhưng những con tôm skeleton (thực ra không phải là tôm, nhưng những chú giáp xác tí hon này thuộc họ caprellid amphipods), là có thật. Chúng chú ngụ tại một hang động nhỏ dưới biển vùng đảo Catalina của Nam California, mặc dù chúng được phát hiện trong một bảo tàng có lưu giữ mẫu vật loài này. Trong một chuyến thăm quan vào năm 2010, chuyên gia về họ caprellid José Manuel Guerra – García thuộc trường đại học Seville tại Tây Ban Nha đã nhận ra loài này chưa từng được mô tả và bố trí mô tả chúng. Được đặt tên khoa học là Liropus minusculus, những sinh vật này là những con tôm xương (tôm skeleton) đã được phát hiện trong vùng biển Bắc Thái Bình Dương.
Bọ cạp nhỏ bé
Loài bọ cạp này có thể trông thật đáng sợ, nhưng nó bé tí hon – chỉ dài khoảng vài centimet – nghĩa là gây ra ít đe dọa với con người hơn. Cú chích của nó chỉ gây tác động như muỗi cắn, các nhà khoa học những người đã mô tả loài bọ cạp này tại Thổ Nhĩ Kì cho biết.
Một dạng bò cạp gỗ, loài mới này được đặt tên là Euscorpius lycius và bổ sung vào số lượng hơn 1.7000 loài bọ cạp trên Trái Đất đã được khoa học mô tả.
Giun nhung phun keo
Thật vui vì bạn không phải là một con bọ trong rừng rậm của Việt Nam. Nếu như bạn là một con bọ, bạn có thể phải chạy trốn khỏi sinh vật ăn thịt tồi tệ này. Một ví dụ của sinh vật được gọi là giun nhung, sinh vật dài 2,5 inch này (khoảng 6cm), loài sinh vật bò này tấn công các nạn nhân của nó bằng cách bắn ra một chất giống như keo từ các phần phụ của nó. Chất keo này làm bất động loài vật bị nhắm đến, sau khi con giun tiêm nước bọt và và nuốt chửng. Giun nhung, một nhóm khó để phát hiện thấy vì chúng thường cư trú trong đất và những nơi khó tìm kiếm khác, có thể đa dạng hơn so với chúng ta từng nghĩ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra loài sinh vật mới này cho biết.
Sinh vật đã bị đe dọa diệt chủng
Một phát hiện thực sự thú vị, một loài linh trưởng rất đáng yêu có tên dwarf lemur này, giống như tất cả những loài vượn cáo khác, là một loài sinh vật bản địa của một hòn đảo có tính đa dạng sinh học đáng kinh ngạc thuộc Madagascar, thuộc vùng bờ biển phía Đông của Châu Phi. Loài linh trưởng bé nhỏ này thoát khỏi sự chú ý vì lối sống của nó: Ăn đêm, dành phần lớn thời gian trú ẩn trên vòm lá, và có thể có cả các giai đoạn loài động vật này ngủ đông và ẩn mình trong một cái hang. Loài động vật này (Cheirogaleuss lavasoensis) được phát hiện khi các nhà nghiên cứu đang thu thập mẫu mô từ một loài vượn cáo khác và đã khám phá thấy họ phát hiện ra một loài động vật chưa từng được mô tả. Loài vượn này đã bị đối mặt với mối đe dọa diệt chủng, chỉ còn chưa đến 50 cá thể còn lại trong hoang dã.
Ngôi nhà cổ xưa
Đây không phải là loại ếch socola mà bạn phải tìm trong kẹo cất giấu của Harry Potter. Ếch cocoa, đặt tên theo màu da có màu socola sữa của nó, là một trong số 60 loài – tất cả đều có khả năng là mới đối với khoa học – được phát hiện thấy tại vùng rừng nhiệt đới phía đông nam Suriname. Một nhà nghiên cứu đã gọi khu vực này là hệ sinh thái cổ xưa nhất mà họ từng được quan sát, và loài ếch này là một trong số 6 loài ếch mới được phát hiện thấy tại khu vực này.
Những cái vây được dùng để đi bộ
Những con cá mập “đi bộ” có tên gọi như vậy do cách các vây ngực và vây xương chậu dường như để bám lấy đáy biển khi chúng bơi. Một loài sinh vật mới từ Indonesia, Hemiscyllium Halmahera, đã được mô tả năm 2013 là không loại trừ. Loài cá mập này, được phát hiện thấy trong một rạn san hô vùng đảo Halmahera của Indonesia, dài 27 inch (70cm) và là vô hại đối với con người, theo các nhà nghiên cứu cho hay.
“Thế giới biến mất”
Trong tháng 3, một cuộc thám hiểm được hỗ trợ bởi National Geographic tới một khu vực phía Đông Bắc Australia, nơi một số thám hiểm mạo hiểm đã phát hiện ra một vài loài sinh vật là mới đối với khoa học, trong đó gồm loài tắc kè đuôi lá ngụy trang (camouflaged leaf-tail gecko). Loài tắc kè này (tên khoa học là Saltuarius eximius) trưởng thành dài 8 inch (20cm) và có các khả năng ngụy trang đáng kinh ngạc, nó dùng để hòa mình ẩn nấp trong đá nằm rình những con mồi đi ngang qua. Loài này được phát hiện trong rừng mưa vùng Cape Melville Range trên Cape York Peninsula, được mô tả bởi các nhà thám hiểm như thể là một thứ gì đó của một “thế giới biến mất”.
Ẩn mình ngay trước mắt
Bất chấp sự thật là loài này đã có trong các bộ sưu tập bảo tàng và cư trú tại các vườn thú của Mỹ tại nhiều thời điểm trong thế kỷ trước, loài thú oliguito đã không được nhận dạng với tư cách là một loài đã tuyệt chủng cho đến năm 2013. Loài oliguito (tên khoa học là Bassaricyon neblia) tương tự như họ olingos được đặt tên là “khỉ mèo” vì chúng rất giống mèo có một cái đuôi rất dài. Một nỗ nực nhằm phân loại thú olingos bằng cách quan sát hộp sọ của loài này cho thấy một số hộp sọ nhỏ hơn rất nhiều và có hình dạng khác biệt và những ghi chép từ đầu thế kỷ 20 cho thấy loài động vật này xuất hiện ở độ cao lớn hơn nhiều so với khu vực thường được biết đến là nơi cư trú của olingos. Các nhà nghiên cứu tìm kiếm các mẫu sống của loài này và tìm ra chúng tại các cánh rừng mây mờ che phủ thuộc sườn núi phía Tây của dãy núi Andes.
Chim trong thành phố
Một loài được phát hiện ngay trước mắt các nhà nghiên cứu, đó là loài chim may vá Campuchia (Orthotomus Chaktomuk), phát hiện sinh sống dày đặc trong và xung quanh các cây bụi tại thủ đô Phnom Penh, thủ đô 1,5 triệu dân của Campuchia. Loài chim này có kích thước của một con chim hồng tước và có một chiếc mũ mào màu đỏ, đôi cánh màu oliu xám, cổ họng mầu đen và giọng to đáng chú ý.
San hô bạch tuộc Octocoral
Trong một khu vực bãi thủy triều tại San Diego và ở độ sâu 40 feet (12 m) dưới mực nước biển ở ngoài khơi biển British Columbia, các nhà khoa học phát hiện hai loài san hô bạch tuộc mới, đặt tên như vậy vì chúng có 8 xúc tu quanh miệng. Cả hai đều là loại san hô mềm, san hô mềm chiếm khoảng 2/3 số loài san hô trên toàn thế giới. Loài san hô tại San Diego được đặt tên là Cryptophyton jedsmithi – tên của nó có nghĩa là “sinh vật lẩn trốn”, thích hợp với một loài động vật trông giống như một tấm màng mỏng màu nâu. Loài san hô khác (Gersemia lamb) có các polip màu hồng nhạt với phần trung tâm màu cam làm nó giống như một bông hoa, theo một trong số các nhà khoa học đã mô tả nó nhận xét.
Loài kiến hải tặc
Các nhà khoa học đã lật tung các hòn đá trong một cánh rừng tại Philipine khi họ phát hiện thấy một con kiến với một đặc điểm khác thường: một sọc đen trên mắt của nó trông giống như một miếng che mắt. Họ gọi loài kiến này là kiến hải tặc. Các nhà khoa học chưa rõ mục đích của màu đen trên mắt của loài này, nhưng người ta suy đoán có thể là để đánh lạc hướng kẻ thù.
Loài cú mới trên đảo của Indonesia
Hai thành viên của một đoàn thám hiểm trên đảo Lombok của Indonesia đã nghe thấy một tiếng kêu của một con cú, và họ đã nhận ra rằng đây là tiếng kêu của một loài cú mới. Từ lâu loài cú này đã bị bỏ qua và được cho là cùng loài với những con cú khác. Sau khi được phát hiện ở chân của núi Rinjani, các nhà khoa học đã đặt cho nó tên khoa học là Otus jolandae.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.