Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
10 loài sinh vật đáng sợ nhất ẩn náu dưới biển sâu
(06:18:05 AM 26/12/2012)1. Cá vây chân (Angler Fish)
Giữa đầu cá vây chân có 3 sợi râu. Sợi dài nhất mọc lên từ phía trên mắt cá có thể chuyển động về mọi hướng để phát hiện con mồi. Loại cá này sống cả ở trên mặt nước lẫn vùng biển sâu. Chúng có cặp mắt ti hí và lớp da giống như thạch đông có thể phản xạ với ánh sáng màu xanh.
Đó là cơ chế để cá vây chân tự bảo vệ dưới biển sâu vì thực tế mọi loại cá sống dưới đáy biển đều phát ra ánh sáng huỳnh quang có màu xanh da trời. Do phản xạ với ánh sáng này nên các loài cá khác sống cùng địa điểm không trông thấy chúng một cách cụ thể mà như một ảo ảnh. Thêm vào đó, cá vây chân lại tròn xoe khiến chúng bơi rất khó khăn. Chúng lăn qua lăn lại theo chuyển động dòng nước.
2. Cá mập miệng rộng (Megamouth Shark)
Cá mập miệng rộng có thể nhận diện dễ dàng do chiếc đầu khổng lồ, ngoác ra một cái miệng rất to. Phía trong miệng sáng như tráng bạc và hàm thì cắm đầy những chiếc răng nhỏ quặp lại như chiếc móc. Chúng có hai vây lưng không bằng nhau, đuôi có thuỳ không đều. Các vây đều có viền trắng.
Đầu loài cá mập này rất to nhưng mắt cực nhỏ, có 5 cặp khe mang. Lưng từ xám đến xám đen có đốm trắng, bụng trắng.
3. Cá rắn lục (ViperFish)
Cá rắn lục là một trong loài cá trông đáng sợ nhất sống dưới nước. Nó cũng là loài cá được nhiều người biết đến như một tay săn mồi hung hãn nhất. Có thể nhận diện nó một cách dễ dàng bởi cái miệng to với những chiếc răng có móc, cực sắc, lớn đến nỗi miệng không thể khép vào được. Vì thế, nanh cong lên sát vào mắt. Nhiều người nghĩ rằng chúng dùng răng nhọn đâm thẳng con mồi khi bơi với tốc độ cao.
4. Cá răng nanh (Fangtooth)
Mặc dù trông như một con quỷ thực sự, cá răng nanh khá nhỏ, chỉ dài tối đa 16 cm. Thân hình ngắn ngủi, sẫm màu, đầu to, miệng rộng, Đầu còn có nhiều lỗ rỗng, nhờn cách nhau bởi những gờ răng cưa. Những lỗ rỗng này được phủ bằng một lớp da rất mỏng. Thân có vảy nhỏ và nhọn hoắt màu từ nâu sẫm đến đen. Mắt nhỏ nằm ngay trên đầu. Để bù vào sự kém tinh nhạy của thị giác, cá răng nanh có vạch đường biên phát triển, cảm nhận được dao động của làn nước xung quanh.
5. Bọ chân đều khổng lồ (Giant Isopods)
Bọ chân đều khổng lồ trông giống như một con côn trùng phóng to. Con vật này thuộc họ giáp xác (tựa như pha trộn giữa tôm và cua), có tên khoa học là Bathynomus giganteus, sống ở vùng nước sâu và lạnh ở Đại Tây Dương. Dối với ngành đánh cá, bọ chân đều không phải là một đối tượng hấp dẫn lắm, vì tuy ăn rất ngon, chúng rất khó bắt và khi đưa lên được đến mặt nước thì đã đủ thời gian để các loại cá khác ăn thịt rồi.
6. Cá tuyết đuôi chuột
Cá đuôi chuột dài khoảng 60 centimet, có tuổi thọ khá cao, song người ta hầu như chưa biết gì về những thói quen sinh sản của chúng. Đó số các nhà ngư loại học cho rằng loài cá sống dưới đáy biển sâu này lớn rất chậm và cuộc đời của chúng kéo dài từ 6 đến 60 năm. Xuống đến tận sào huyệt của chúng một thời gian dài để tìm hiểu cách sống của chúng là điều không thể mà đưa chúng ra khỏi nơi cư trú thì chúng lại chết luôn. Khí trong bong bóng của chúng giãn nở, dạ dày phình lên, mắt chúng lồi ra và có thể toàn thân bị nổ tung. Chưa bao giờ người ta bắt được một con còn sống khi đưa lên mặt nước.
7. Cá rồng (Dragonfish)
Cá rồng còn được gọi là cá rồng không vẩy, là loài cá dữ, săn mồi tàn bạo dưới đáy đại dương. Có tên khoa học là Grammatostomias flagellibarba, chúng có những chiếc răng sắc và quá lớn so với toàn thân. Kích thước chùng không lớn, khoảng 15 centimet là cùng nhưng trông thật quái dị. Có nhiều loài cá rồng khác nhau nhưng hình dạng thì tương tự nhau.
8. Cá nóc hòm (Coffinfish)
Cá nóc hòm sống dưới đáy biển hầu như ở khắp nơi trên thế giới. Chúng có những chiếc vây ở phía dưới gần như biến thành chân nên nhìn chúng di chuyển dưới đáy biển, người ta thấy chúng đi bộ chứ không phải là bơi nữa.
Vì bị các loài cá dữ săn bắt nên cá nóc hòm có cách tự vệ riêng. Giống với cá nóc, chúng có thể nuốt vào bụng một lượng nước lớn làm chúng phồng lên và đột ngột to lớn hơn rất nhiều, làm những con cá dữ hoảng sợ, bỏ đi không dám tấn công chúng nữa.
9. Cá mập giỏ (The Basking Shark)
Cá mập giỏ là loài cá lớn thứ hai trên thế giới, đứng sau cá mập voi. Chúng có chiếc mõm hình nón và những khe mang có thể mở ra hoàn toàn ở vùng đầu của chúng. Kết hợp với mang là những tấm răng lược.
Các tấm răng lược này có màu sẫm và giống như những chấn song cửa sổ rất cứng dùng để “lọc” khối lượng nước chúng hút vào, rồi thải ra, nhưng tấm lược giữ lại nhưng phù du động vật làm thức ăn cho chúng. Cá mập giỏ thường có màu nâu xám với những vết đốm nhạt màu hơn. Vây đuôi có gờ hình lưỡi liềm. Răng nhỏ, nhiều, mỗi hàng răng có hàng trăm chiếc, nhọn hoắt và cụp vào trong, mọc ở cả hàm trên và hàm dưới.
10. Cá mặt quỷ (Stonefish)
Cá mặt quỷ là một loài sát thủ của biển khơi. Chúng sống ở những vùng nước nông dọc bờ biển. Cá mặt quỷ nguỵ trang rất tài tình, khi nó có màu nâu trông chẳng khác gì một tảng đá, vì vậy người ta còn gọi nó là cá đá. Trên lưng nó có 13 chiếc gai, mà gai nào cũng chứa nọc cực độc.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.