»

Thứ hai, 20/01/2025, 03:56:30 AM (GMT+7)

10 động vật cần được bảo vệ khẩn cấp năm 2014 Tin ảnh

(00:27:05 AM 22/01/2014)
(Tin Môi Trường) - Theo All About Wildlife, gấu trúc không nằm trong danh sách mười loài động vật đang bị đe dọa nhất trên thế giới. Bởi trong thời gian qua, gấu trúc đã nhận được rất nhiều sự chú ý từ các nhà bảo tồn và công chúng.

Dưới đây là danh sách 10 động vật cần được quan tâm, bảo vệ để tránh nguy cơ tuyệt chủng theo trang điện tử All About Wildlife.

 1. Chim gõ kiến ngà vôi (Ivory-Billed Woodpecker) 

 

Loài chim này đã và đang sống ở vùng đông nam của nước Mỹ và Cuba. Chim gõ kiến lớn này được coi là tuyệt chủng cho đến năm 2004, trong những báo cáo cho thấy chúng đã xuất hiện ở Arkansas và Florida.

 Tuy nhiên bằng chứng cho sự tồn tại của loài chim này cũng rất mơ hồ, nếu chúng còn tồn tại thì số lượng cũng rất nhỏ và rất dễ bị tuyệt chủng vì môi trường sống của chúng bị thu hẹp do sự xâm lấn của con người. Chưa kể việc chúng bị săn bắn để lấy lông.

 2. Báo Amur (Amur Leopard)

  

Báo Amur là một phân loài báo rất hiếm hoi sống ở các khu rừng rất xa và đầy tuyết của khu vực Primorye phía đông nước Nga. Phạm vi hoạt động trước đây của nó bao gồm Hàn Quốc và miền bắc Trung Quốc, nhưng báo Amur đã bị tuyệt chủng ở các nước đó. Các mối đe dọa đối với loài báo này bao gồm mất môi trường sống do con người khai thác gỗ, xây dựng đường sá, săn bắt trộm và biến đổi khí hậu toàn cầu.

 3. Tê giác Javan (Javan Rhinoceros) 

 

Hiện nay trên thế giới chỉ còn lại khoảng 40-60 con tê giác Javan đang sống ở phía tây của đảo Javan (Indonesia) trong vườn quốc gia Ujung Kulon. Thành viên tê giác Javan cuối cùng ở vườn quốc gia Cát Tiên (Việt Nam) đã bị giết bởi những kẻ săn trộm trong năm 2011. Tê giác Javan trước đây sống khắp vùng Đông Nam Á và Indonesia, nhưng đã bị săn bắt đến gần tuyệt chủng để lấy sừng.

 4. Loài vượn cáo Northern Sportive (The Northern Sportive Lemur) 

 

Có khoảng 100 loài linh trưởng sống trên đảo Madagascar, ngoài khơi bờ biển phía đông nam của châu Phi. Hầu như tất cả trong số chúng đang giảm đáng kể về số lượng, chủ yếu là do mất môi trường sống vì khai thác gỗ trong các khu rừng nơi chúng sinh sống và sự săn bắn bất hợp pháp. Nhiều loài vượn cáo được liệt kê nguy cấp hoặc cực kỳ nguy cấp của Liên minh Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (IUCN).

 5. Cá voi Northern Right (Northern Right Whale) 

Bị săn bắt đến gần tuyệt chủng, hiện nay còn khoảng 350 cá voi ở Đại Tây Dương.

 6. Kỳ lân sao la (Saola Unicorn) 

 

Kỳ lân sao la còn được gọi là kỳ lân châu Á, rất hiếm và ít khi được nhìn thấy. Nó cũng được phân loại là loài cực kỳ nguy cấp, với không quá vài trăm cá thể còn lại sống ở một số khu vực rừng nhiệt đới trải dài dọc theo biên giới giữa Việt Nam và Lào. 

 7. Rùa biển luýt (Leatherback Sea Turtle) 

 

Rùa biển luýt là những con rùa lớn nhất của Trái đất và có phạm vi hoạt động rộng lớn trên toàn thế giới từ vùng nhiệt đới đến các vùng phụ cực. Rùa luýt cũng được xếp loại là loài cực kỳ nguy cấp. Theo IUCN, năm 1982 có khoảng 115.000 rùa luýt cái trưởng thành trên thế giới, 14 năm sau đó chỉ có 20.000-30.000 con và số lượng tiếp tục giảm mạnh. Số lượng rùa giảm mạnh do hành vi trộm cắp trứng của con người, săn bắn trái phép và mất môi trường sống.

 8. Hổ Siberian (Siberian Tiger)

  

Hổ Siberian là loài mèo lớn nhất thế giới, nặng tới 300kg (660 pound). Không giống như các phân loài hổ khác, hổ Siberian sống trong những rừng bạch dương băng giá và có tuyết rơi ở vùng Viễn Đông của Nga. Trong thực tế, động vật này phát triển mạnh trong mùa đông nhiệt độ thường giảm xuống -50 độ Fahrenheit (-45 độ C). Hiện nay số lượng hổ này còn tồn tại trên thế giới khoảng 500 con. Tuy nhiên, chúng vẫn bị đe dọa bởi săn bắn bất hợp pháp và mất môi trường sống do sự khai thác gỗ.

 9. Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc (Chinese Giant Salamander) 

 

Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc là loài lưỡng cư lớn nhất thế giới, độ dài có thể phát triển đến 6 feet (1,83m). Nó sống trong dòng suối ở những ngọn đồi trong rừng và đẻ tới 500 trứng một lần. Tuy nhiên, kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc hiện đã gần như hoàn toàn biến mất do khai thác quá mức như một nguồn thực phẩm.

 10. Chim dodo (The Little Dodo Bird) 

 

Chim dodo sống ở quần đảo Samoa, còn được gọi là chim Manumea. Chúng có chiều dài khoảng 12 inch (31cm). Vài trăm con chim dodo còn sống nằm trên hai hòn đảo ở Samoa, và chúng đang dần biến mất ở mức báo động cao do mất môi trường sống và săn bắn bất hợp pháp.

T.T(Theo http://www.allaboutwildlife.com)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 10 động vật cần được bảo vệ khẩn cấp năm 2014

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI