»

Thứ hai, 25/11/2024, 14:31:46 PM (GMT+7)

“Săn” đầu bò tót và hơn thế nữa

(13:26:30 PM 29/10/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Ngày 28/10, ông Trần Thanh Bình - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng - thông tin cho Lao Động: Một tổ chức xã hội của tỉnh vừa có văn bản nêu kiến nghị kiểm lâm “cho lại” một cái đầu bò tót bị tịch thu hơn một năm trước với lý do đây là mẫu vật được trưng bày từ trước... năm 1975.

Theo ông Bình, đó chỉ là một trong hàng trăm, thậm chí hàng ngàn mẫu vật đầu bò tót (và cả trâu rừng) đang nằm rải rác trong các ngôi nhà tư nhân, các nhà hàng sang trọng, các điểm du lịch...

Tận diệt bò tót

Đúng vào thời điểm này năm ngoái, lực lượng kiểm lâm Lâm Đồng dưới sự trợ giúp của Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã thế giới (WCS) đã đồng loạt ra quân đánh úp hàng chục nhà hàng, quán nhậu trên địa bàn Lâm Đồng. Chỉ ở 5 nhà hàng “mạnh” và chỉ trong một ngày, kiểm lâm đã thu giữ gần 400kg thịt thú rừng và 66 cá thể động vật rừng còn sống, trong đó có nhiều loài được xếp vào sách Đỏ VN.

Một[-]trong[-]100[-]con[-]bò[-]tót[-]ở[-]VQG[-]Cát[-]Tiên[-](ảnh[-]nhỏ).
Một trong 100 con bò tót ở VQG Cát Tiên.
Tình[-]trạng[-]xâm[-]hại[-]rừng[-]ở[-]Lâm[-]Đồng[-]còn[-]tiếp[-]tục[-]diễn[-]ra[-]thì[-]quần[-]thể[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã[-]ở[-]đây[-]còn[-]tiếp[-]tục[-]bị[-]đe[-]doạ.[-][-][-][-][-][-][-](Ảnh[-]do[-]VQG[-]Cát[-]Tiên[-]cung[-]cấp)
Tình trạng xâm hại rừng ở Lâm Đồng còn tiếp tục diễn ra thì quần thể động vật hoang dã ở đây còn tiếp tục bị đe doạ. (Ảnh do VQG Cát Tiên cung cấp)

Ông Trần Thanh Bình kể: “Hồi tôi còn làm ở Hạt kiểm lâm Bảo Lâm (hạt trưởng – PV), anh em kiểm lâm chúng tôi cũng đã từng bắt được một vụ săn bò tót. Điều đáng nói là nếu anh em không cảnh giác thì kẻ gian đã dễ dàng qua mặt...”. Theo lời kể của ông Bình thì lúc đó, trong một đợt đi tuần tra, mấy anh em kiểm lâm của hạt phát hiện một người mang một bao tải thịt trên đường ra chợ. Bị chặn lại hỏi, người đàn ông đó khai rằng đây là thịt bò (bò nhà) vừa xẻ mang đi bán. 

Sinh nghi, nên nhân viên kiểm lâm đã mời người này về trụ sở hạt kiểm lâm để làm rõ. Tại đây, người đàn ông khai nhận rằng đó là “con bò nhà” bắn được trong rừng nên xẻ thịt mang ra chợ bán. Truy đến tận nơi, lực lượng kiểm lâm xác định đó là một con bò tót vừa bị sát hại còn cả da, xương, đầu, sừng, chân... 

Hoặc như vụ gần đây: Tại vùng rừng thuộc xã Đạ Chair (huyện Lạc Dương), lúc trời nhá nhem tối, lực lượng kiểm lâm của VQG Bidoup Núi Bà trên đường đi tuần đã phát hiện hai đối tượng lén lút mang vác vật nặng đi xuyên rừng từ hướng Bác Ái (tỉnh Ninh Thuận) về Lâm Đồng. Khi kiểm tra “đồ mang vác”, lực lượng kiểm lâm của vườn đã quá bất ngờ vì đó là một chiếc đầu bò tót cùng với bộ da, thịt... còn tươi rói máu. Kết quả kiểm định của Viện Sinh học Tây Nguyên cho thấy đó là mẫu vật của một con bò tót có trọng lượng gần 1 tấn vừa bị sát hại.

Không chỉ tê giác hay bò tót...


Ông Trần Văn Thành – GĐ VQG Cát Tiên – bức xúc: “Cứ như theo WWF nói thì con tê giác cuối cùng của vườn đã ra đi. Nhưng, điều đáng quan tâm là vườn hiện còn đến khoảng 40 loài có tên trong sách Đỏ, trong đó có bò tót, cần được bảo vệ. Quần thể bò tót của vườn còn khoảng 100 con và tuy có dấu hiệu khả quan về sinh sản nhưng nếu cứ kiểu quản lý như thế này, kiểu săn bắn như thế này, kiểu “săn đầu bò tót”... như thế này thì không chỉ tê giác vĩnh viễn ra đi mà còn nhiều loài động vật hoang dã khác sẽ có kết cục bi thảm như tê giác”.

Nghiên[-]cứu[-]mẫu[-]vật[-]bò[-]tót.
Nghiên cứu mẫu vật bò tót.

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng Trần Thanh Bình cho biết: “Trước đây, bò tót có mặt ở hầu khắp vùng rừng Lâm Đồng, hơn thế là cả Tây Nguyên. Nhưng nay thì quần thể này đã bị thu hẹp một cách đáng kể. Trước, chỉ thỉnh thoảng vài ba tháng, dân lâm nghiệp lại nghe tin ở buôn này làng kia vừa săn được một con min (tên gọi khác của bò tót), hoặc một con mang, con hoẵng... Giờ thì “vắng” hơn. 

Vắng không chỉ nhờ chúng ta tăng cường quản lý bảo vệ rừng mà còn lý do... loài thú này (và nhiều loài khác) sắp cạn kiệt rồi!”. Cùng với việc công bố tuyệt chủng loài tê giác một sừng ở VN, WWF còn nhắc lại lời cảnh báo: Quần thể bò tót trên thế giới nói chung và VN nói riêng đang đứng trước nguy cơ báo động cao về sự tuyệt chủng bởi nạn săn bắn và tình trạng thu hẹp môi trường sống của chúng. 

Ở Lâm Đồng, đồng bào dân tộc Chu Ru huyện Đơn Dương gọi con bò tót là “kvay”, có nghĩa là “con vật to lớn và hung dữ của rừng”. To lớn là vậy (trên dưới một tấn), hung dữ là vậy (từng “húc đổ” một cán bộ kiểm lâm của VQG Cát Tiên hồi tháng 3 năm nay) nhưng bò tót ở Lâm Đồng (quần thể bò tót lớn nhất VN hiện nay, với 100 con ở VQG Cát Tiên và hơn 10 con ở VQG Bidoup Núi Bà) vẫn không thể thoát khỏi những họng súng và những chiếc thòng lọng (bẫy thú) của “kẻ đi săn”.   

Khắc Dũng (Lao động)
Từ khóa liên quan: săn , đầu bò tót
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Săn” đầu bò tót và hơn thế nữa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI