»

Thứ ba, 21/01/2025, 01:00:56 AM (GMT+7)

Loài cá không hề biết đau

(17:55:04 PM 14/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Cuộc tranh cãi về việc câu cá có là môn thể thao "độc ác" hay không dường như đã tới hồi kết khi các nhà khoa học khẳng định cá không có cảm giác đau.

Từ nhiều năm nay, cuộc tranh cãi về việc câu cá bằng cần câu và cước có phải là một môn thể thao độc ác hay không đã nổ ra mà không hề có hồi kết. Tuy nhiên, các nhà khoa học gần đây đã “tháo ngòi” cho cuộc chiến này bằng việc khẳng định cá không có cảm giác đau.


Một công trình nghiên cứu, thực hiện bởi 7 nhà khoa học, vừa được công bố trên tạp chí Cá và nghề cá đã kết luận rằng phản ứng của cá khi bị bắt chỉ đơn giản là một phản ứng vô thức, hơn là phản ứng vì đau.

 Chú cá này có cảm giác đau?

Người ta biết rằng cá cũng có những cơ quan cảm thụ như con người để phản ứng lại trước những kích thích mang tính hủy diệt, bằng cách gửi những tín hiệu đến não, gây ra cảm giác đau.

Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây lại chỉ ra rằng dù có sự hiện diện của cơ quan cảm thụ, nhưng cá vẫn là loài “vô cảm”. Phát hiện mới này đã phủ nhận công trình nghiên cứu trước kia, cho rằng những cơ quan càm giác có thể giúp cá có cảm giác đau một cách có ý thức.

Trước kia, các nhà khoa học thuộc trường đại học Edinburgh đã dùng axit bôi vào môi của loài cá hồi, sau đó quan sát những thay đổi trong phản ứng của chúng. Họ nhận thấy lũ cá cọ miệng xuống cát và di chuyển rất chuệnh choạng.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã tiến hành hàng loạt các thực nghiệm trong vòng nhiều năm qua. Họ phát hiện rằng loài cá hồi và nhiều loài khác chỉ có một số lượng rất ít “sợi C”- một cơ quan cảm thụ cơn đau.

Giáo sư James Rose, thuộc trường đại học Wyoming, Mỹ-người đứng đầu công trình nghiên cứu lần này cho biết não của các không có chứa phần vỏ não phát triển để cảm nhận cơn đau.

 Câu cá có phải là môn thể thao "độc ác".

 Ông khẳng định rằng tuy cá có thể có những phản ứng mang tính bản năng và vô thức, nhưng những phản ứng này không đồng nghĩa với việc cá có cảm giác đau.

Các nhà khoa học dẫn chứng bằng thí nghiệm cá sau khi bị bắt bằng lưỡi câu và thả ra, chúng ăn uống và trở lại các hoạt động hàng ngày của mình ngay lập tức.

Giáo sư Robert Arlinghaus, một trong những nhà khoa học tham gia công trình nghiên cứu này nói: “Cuộc khẩu chiến về môn thể thao “độc ác” là không cần thiết”.
Hiền Thảo/ Kiến thức (theo Telegraph)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Loài cá không hề biết đau

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI