Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Hãi hùng cảnh cá heo bị "xẻ thịt" hàng loạt trên biển Nhật Bản
(08:25:11 AM 07/01/2013)Từng đoàn người trong bộ đồ thợ lặn lội bì bõm trong một vịnh nước nông chật ních những con cá heo hoang dã bị lưới bủa vây. Họ cẩn trọng dùng tay kiểm tra từng con một để đảm bảo không con nào bị sẹo, nhất là ở vây lưng và đuôi.
Thoạt nhìn, những người này có vẻ như đang chăm sóc thật nhẹ nhàng cho một loài động vật đáng yêu và có trí thông minh gần bằng con người. Nhưng trên thực tế, họ chính là những tay lái buôn cá heo sống, đang lựa chọn hàng hóa trong ngành kinh doanh ước tính trị giá hàng tỷ USD mỗi năm.
Những con vật tốt nhất (thường là cá heo cái còn nhỏ), được tách khỏi đàn để bán cho các công viên, viện hải dương học hoặc cá nhân nuôi làm cảnh với giá từ 80.000 – 160.000 USD/con. Những con không đạt tiêu chuẩn, có vết xước dù là rất nhỏ trên da, sẽ bị xẻ thịt ngay trên bờ biển tại đảo Taiji, phía Nam Nhật Bản.
Nhiều con bị các ngư dân dùng xiên sắt đâm liên tục hoặc bị chân vịt của các thuyền máy chạy vòng quanh cắt rách da. Những con cá heo khác bị dìm dưới nước cho đến chết. Đôi khi họ lại dùng một cây sắt có đầu nhọn đâm mạnh vào lưng nhằm khiến loài động vật có vú bị gẫy xương sống. Sau đó một cái nút bần được luồn qua cái lỗ nơi cây gậy sắt xuyên qua nhằm giảm lượng máu cá chảy ra biển để che giấu sự việc khỏi tai mắt dư luận.
Thỉnh thoảng một vài con cá heo có thể may mắn lao mình lên mặt nước và vượt qua vòng vây lưới để trở lai biển. Dù vậy, trong làn nước đỏ ngàu máu, hầu hết những con đã bị bắt vào đây hoặc bị bán hoặc sẽ bị xẻ thịt. Những cảnh tượng này được phóng viên điều tra của tờ Daily Mail ghi lại trước dịp Giáng Sinh, đúng vào mùa săn cá heo của ngư dân Nhật.
Ước tính cứ mỗi con cá heo bị bắt và được huấn luyện để làm xiếc, có 4 con khác đã bị giết thịt. Ngư dân Nhật bán thịt cá heo với giá khoảng 16 USD/kg (tương đương gần 340.000 đồng). Họ cho rằng cá heo là một loài gây hại bởi chúng làm giảm lượng cá tại Thái Bình Dương.
Cuộc sống của những con cá heo “đủ chuẩn”, không bị giết thịt cũng chẳng phải dễ dàng. Áp lực từ đợt vây bắt, vận chuyển và bị giam giữ trong một bồn nhỏ khiến tuổi thọ của chúng giảm mạnh. Theo các chuyên gia môi trường, trong khi những con tự nhiên sống được 60 – 70 năm, những con bị bắt thường sống không quá 8 năm. Một số con quá căng thẳng vì bị vây bắt thậm chí đã tự sát.
Ric O’Barry, 73 tuổi, một nhà huấn luyện cá heo từng nổi danh trên các kênh truyền hình tại Mỹ và Anh là một trong những người vận động nhiệt tình nhất để bảo vệ loài cá này. 40 năm qua, ông đã đi khắp thế giới để tuyên truyền về tình cảnh khó khăn mà những con cá heo bị nuôi nhốt tại các công viên, viện hải dương học gặp phải.
Ông bắt đầu làm vậy sau khi chứng kiến một trong những con cá heo chính mà mình huấn luyện tại viện hải dương học Miami, Mỹ chết vì không muốn tiếp tục sống. O’Barry cho biết Taiji chính là địa điểm số một trong việc bắt cá heo và cung cấp cho các cơ sở nuôi nhốt.
“Sau khi phải chịu đựng quá trình vận chuyển kéo dài và đau đớn, những con cá heo được đưa vào các bể bơi chật hẹp với điều kiện sống không phù hợp. Cá heo là loài ưa tự do với bộ não lớn chủ yếu chỉ để cảm nhận âm thanh. Thế nhưng, không ít con lại bị đưa vào làm cảnh tại bể bơi của các casino, nơi tiếng ồn rất lớn.
Những môi trường như vậy là địa ngục với một loài đã quen với việc bơi hàng trăm km mỗi ngày. Họ đã cướp mất của chúng 2 yếu tố cơ bản nhất của cuộc sống là thế giới âm thanh đại dương và gia đình”, ông O’Barry nói.
Cách đây 2 năm, tại công viên hải dương học Churaumi ở Okinawa, hàng trăm du khách tại đây đã trầm trồ khi thấy một con cá heo lớn lao mình khỏi bồn nước và giữ thăng bằng tạm thời trên vách kính của bể bơi. Sau đó nó bật mình lao xuống đất. Một hành động mà ông O’Barry khẳng định là để tự sát.
Một số hình ảnh cá heo bị thảm sát tại Nhật:
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
(Tin Môi Trường) - Trong khuôn viên Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân (Thanh Hóa) có cây thị cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây có tuổi đời hàng trăm năm, ra quả trĩu cành...