Vụ đột ngột dừng dự án nạo vét cửa sông Đơ - Thanh Hóa: Ngư dân phải khổ đến bao giờ?
(08:07:59 AM 26/05/2015)Ngư dân khốn khổ vì bị mắc cạn. Ảnh: Xuân Hùng
Có hay không một kịch bản?
Về vụ việc này, hàng trăm ngư dân đồng loạt kêu cứu nhiều tháng qua nhưng đến 17.5, chưa ai trả lời. Nạn cát bồi lấp các cửa sông dọc ven biển miền Trung đang làm đau đầu chính quyền nhiều địa phương. Cửa sông Đơ tại cống Trường Lệ, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hoá cũng nằm trong tình cảnh tương tự. Theo UBND thị xã Sầm Sơn, phải cần số tiền hơn 4 tỉ đồng mới có thể tiến hành nạo vét, khơi thông dòng chảy giúp ngư dân đưa tàu thuyền ra vào và tiêu nước cho 7.527ha của các xã vùng đông, đông bắc của huyện Quảng Xương và Sầm Sơn. Chính quyền đang “mắc cạn” với khoản kinh phí này thì Cty TNHH Hồng Thắng (Quảng Cư, Sầm Sơn) xin thực hiện theo hình thức xã hội hoá.
Theo đó, Cty Hồng Thắng sẽ bỏ kinh phí nạo vét theo yêu cầu và được quyền sử dụng lượng cát nạo vét phục vụ công trình do Cty thi công. Đề nghị của Cty Hồng Thắng nhanh chóng được các sở, ngành liên quan phê duyệt vì có lợi cho tất cả các bên. Ngày 11.4.2013, UBND tỉnh có công văn số 2428 đồng ý chủ trương. Ngày 7.5.2013, UBND thị xã Sầm Sơn bàn giao mặt bằng thi công. Cty Hồng Thắng nạo vét cửa sông và được phép tận thu 44.866m3 cát san lấp, thời gian tiến hành dự án là 2 năm, từ tháng 9.2014. Tuy nhiên, mới chỉ khai thác được 56 ngày, lượng cát tận thu 1.660m3 thì bỗng dưng bị UBND tỉnh ra công văn hoả tốc số 12508 ngày 18.12.2014 yêu cầu tạm đình chỉ.
Lý do để ông Nguyễn Đức Quyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá - đưa ra chỉ đạo dừng dự án khẩn cấp tại công văn hoả tốc số 12508 là có bài báo phản ánh những lá đơn phản đối dự án nạo vét này vì cho rằng làm sạt lở bờ biển. Theo điều tra của Lao Động, những lá đơn trên thực chất do một nhà báo tự viết, đưa cho 2 người dân ký rồi viết bài. Căn cứ vào đó, ông Quyền chỉ đạo Văn phòng UBND tỉnh ra công văn hoả tốc cho dừng dự án và yêu cầu rà soát, “xử lý các vi phạm của Cty Hồng Thắng (nếu có) theo thẩm quyền, đề xuất biện pháp xử lý các nội dung vượt thẩm quyền…”. Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Đức Quyền cho hay, ông được báo cáo thấy tình hình phức tạp thì chỉ đạo dừng để kiểm tra, ông đã 2 lần chỉ đạo kiểm tra làm rõ.
Ông Vũ Như Định - PGĐ Cty Hồng Thắng - băn khoăn: “Một dự án có tính khẩn cấp, mang lại lợi ích cho hàng nghìn người, chia sẻ gánh nặng ngân sách gần 4 tỉ đồng mà lại đột ngột bị dừng thì thật kỳ lạ. Kỳ lạ hơn, một công văn chỉ đạo bình thường mà lại phải đóng dấu “hoả tốc”. Chắc chắn đã có cả một kịch bản rất kỹ trong việc này”.
Dân phải khổ đến bao giờ?
Thực hiện chỉ đạo của ông Nguyễn Đức Quyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các bên đã cho tạm dừng dự án và tiến hành nhiều cuộc họp đánh giá. Các kết quả quan trắc khoa học đều khẳng định việc nạo hút cát chỉ có lợi cho dân, không làm ảnh hưởng gì đến bờ biển. Tất cả các bên liên quan từ UBND phường Trường Sơn, UBND thị xã Sầm Sơn, UBND huyện Quảng Xương, Đồn Biên phòng Sầm Sơn, các sở, ngành liên quan đều kết luận: “Việc nạo vét cát tại cửa sông Đơ của Cty TNHH Hồng Thắng là nhiệm vụ cần thiết, giúp khơi thông dòng chảy, tiêu thoát lũ, tạo điều kiện thông thương của ngư dân đánh bắt thuỷ hải sản, không ảnh hưởng đến các dự án xây dựng khu du lịch của TCty Đông Á”.
Trong đơn kêu cứu của hàng chục hộ ngư dân, nêu: “Chúng tôi không hiểu vì sao một công việc giúp ích cho biết bao tàu thuyền của ngư dân tất cả các xã phường trong khu vực thị xã Sầm Sơn để chúng tôi có thể bám biển sinh sống và được các ngành các cấp xem xét đồng thuận lại bị dừng lại”. Hàng trăm ngư dân đồng loạt “khẩn cầu UBND tỉnh cùng các ngành xem xét thường xuyên cho khơi thông vào mùa cạn cửa sông Đơ tại cống Trường Lệ để ngư dân chúng tôi có thể bám biển lâu dài…”.
Ngư dân Nguyễn Đình Hoài bức xúc: “Tôi cũng biết việc dự án đang nạo vét có lợi cho dân bỗng dưng bị dừng là chuyện đấu đá giữa các doanh nghiệp, nhưng ngư dân chúng tôi có tội gì mà hành chúng tôi mãi thế?”. Ngư dân và công luận đang trông chờ câu trả lời từ phía lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hoá.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Vụ đột ngột dừng dự án nạo vét cửa sông Đơ - Thanh Hóa: Ngư dân phải khổ đến bao giờ?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
- Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
- “Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
- Ninh Thuận: Phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ
- Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tưng bừng đón Tết Ramưwan
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.