Tử tù học chữ để viết thư căn dặn gia đình 
(09:43:02 AM 10/07/2013)
Hai lần bị bác đơn xin tha tội chết, Phủ vẫn cười tươi vì “còn sống là còn hy vọng”. Trong mỗi lá thư viết về cho người thân, Phủ căn dặn đủ điều như thể đó cũng là cách gây dựng niềm tin cho bản thân mỗi ngày.
Sự lạc quan ấy có lẽ chỉ có ở
Chưa được tiền công đã khoác án tử
Hiếm có
Phủ sinh ra trong một gia đình đông anh em, sống tít trên núi cao nên chuyện xuống núi đi chợ còn hiếm nói gì tới việc học hành. Ngoài những lần họa hoằn đi chợ đường biên, đổi những thứ săn bắn được lấy nhu yếu phẩm ra, họ chẳng đi đến đâu.
Thế nên vừa bước vào tuổi 34, Phủ ngỡ ngàng khi đứa con trai vào thăm, thông báo vừa kéo được vợ. Sang năm Phủ sẽ thành ông nội.
Tử tù Phàn Văn Phủ.
Hay đi chợ đường biên nhưng vì mù chữ, không biết tính tiền nên lần nào đi Phủ cũng kéo Phàn Sen Ngáo, một thanh niên trong họ, kém Phủ 9 tuổi, đi cùng. Nhà Ngáo giàu vì có rừng thảo quả nên lần nào đi, Ngáo cũng mang xe máy chở Phủ.
Một ngày giáp tết năm 2009, Phủ theo Ngáo về chợ huyện chơi, được 2 người đàn ông ăn mặc như ở dưới xuôi lên, làm quen. Họ mời anh em Phủ ăn thắng cố, uống rượu ngô rồi lôi trong túi ra một chiếc lọ bé như ngón tay, hỏi có không để mua lại. Không biết là thứ gì, Phủ hỏi thì được giải thích là tân dược, bên Trung Quốc rất sẵn. Nếu anh em Phủ mua về, họ sẽ mua lại với giá 7.000 đồng một ống. Ngáo đồng ý và hẹn phiên chợ sau sẽ gặp lại.
Sáng hôm sau, Ngáo cùng Phủ đi chợ Mường Khương, đem theo ống thuốc nước làm mẫu để tìm hàng nhưng không có. Gặp 1 người đàn ông Trung Quốc, Ngáo giơ ống nước mẫu kia ra hỏi thì nhận được trả lời rằng muốn mua bao nhiêu cũng có, giá 500 đồng một ống. Thấy quá lời, Ngáo đặt mua 6.000 ống tân dược, hẹn giao hàng ở khu vực đường biên.
Vì không có tiền nên Phủ bán ổ chó được 200.000 đồng, còn Ngáo lấy thảo quả bán trộm được 3 triệu đồng. Cả hai phóng xe máy tới điểm hẹn là thôn Sản Hồ, một khu vực giáp biên của huyện Mường Khương để gặp người đàn ông Trung Quốc nọ.
Tại đây, sau một hồi tính toán, họ đổi số tiền đem theo lấy 6.000 ống tân dược rồi chằng vào sau xe máy, định đợi tới phiên chợ sẽ mang đi bán. Nhưng chưa kịp thực hiện thì cả 2 bị bắt giữ. Với tang vật là 5.998 ống thuốc tân dược gây nghiện (2 ống do quá trình vận chuyển, bị chằng chặt nên vỡ), Ngáo bị kết án chung thân, còn Phủ nhận bản án cao nhất.
“Ngày vào phòng biệt giam, thấy một chân bị cùm, em cứ nghĩ án dài mà các bạn tù bảo là thế này đây, không biết là bị bắt phải chết”, Phủ tâm sự. Rồi khi biết phải trả giá bằng mạng sống, anh ta lại toe toét rằng coi như đi rừng sẩy chân ngã xuống vực. Phủ bảo nghĩ thế cho nhẹ lòng, để đầu óc còn học cái chữ.
Hỏi Phủ sao lại thích học chữ, anh ta bảo vì thấy bạn tù viết thư về cho gia đình, bỗng dưng cũng muốn căn dặn con cái, người thân vài điều nên cố học.
Đơn xin giảm án tử hình của Phủ.
Được bạn tù cùng buồng chỉ bảo, mãi rồi Phủ cũng biết đọc, biết viết. Lá thư đầu tiên Phủ viết về cho gia đình chỉ vẹn vẹn có một câu nhưng hết cả trang giấy với đầy lỗi chính tả khiến “ông thầy” là
Không chỉ viết thư về cho gia đình, Phủ còn tự tay viết đơn gửi Chủ tịch nước xin được tha tội chết. Hai lần viết thư xin ân xá là chừng ấy lần bị khước từ nhưng Phủ vẫn không thôi hy vọng. Phủ bảo nghĩ đến bị bắt phải chết ai mà chẳng sợ, nhưng đã vào hoàn cảnh này rồi có khóc hay sợ thì vẫn thế thôi.
“Em chỉ tiếc là bị bắt chết còn trẻ quá, không được nhìn thấy con cháu”, Phủ nói, không cười.
Trong sâu thẳm, tử tù này vẫn tin rằng sẽ được tha tội chết nhưng thư nào về cho gia đình cũng căn dặn mọi người hãy đùm bọc lẫn nhau.
Phủ căn dặn vợ phải quan tâm nhiều hơn đến con, dặn bố mẹ, anh chị em hãy thương yêu vợ con mình… Những dòng chữ ấy xem ra anh ta đang tự động viên mình nhiều hơn thì phải.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
-
Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định
-
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
-
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
-
Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
-
“Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.
.jpg)