»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:21:02 PM (GMT+7)

Trung - Nhật "khẩu chiến" vì ảnh chế vụ xả nước thải từ Fukushima

(16:19:22 PM 06/05/2021)
(Tin Môi Trường) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đăng bức ảnh chế tác phẩm kinh điển "Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" để phản đối vụ xả nước thải từ Fukushima. Nhật Bản đã phản đối mạnh hành động này.
Trung[-]-[-]Nhật[-]"khẩu[-]chiến"[-]vì[-]ảnh[-]chế[-]vụ[-]xả[-]nước[-]thải[-]từ[-]Fukushima
Bài đăng trên tài khoản Twittter hôm 26-4 của ông Triệu Lập Kiên - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Ảnh chụp màn hình Twitter
 
Câu chuyện Nhật Bản thông báo sẽ xả nước thải qua xử lý từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển tiếp tục nóng lên trong tuần này.
 
Theo hãng tin Reuters, các nhà ngoại giao Nhật Bản và Trung Quốc tuần này lại có cuộc khẩu chiến dữ dội bắt nguồn từ một "tweet" đăng hôm 26-4 của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên.
 
Hôm nay 28-4, ông Triệu Lập Kiên nói Nhật Bản nên rút lại quyết định xả thải và xin lỗi, thay vì phản đối một bài đăng của ông trên Twitter hôm 26-4.
 
Theo hãng tin Kyodo, hôm 26-4, ông Triệu đăng một bức ảnh chế từ ảnh chụp bức tranh mộc bản nổi tiếng "Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" của Nhật Bản, để phản đối vụ xả nước thải từ Fukushima. 
 
Trước đó, bức ảnh chế này đã được lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc. Ảnh do một người Trung Quốc chưa xác định chế ra.
 
Bức ảnh chế này cho thấy các nhân viên mặc quần áo bảo hộ đang đổ chất phóng xạ xuống biển, giữa những con sóng. Phía sau họ là một nhà máy hạt nhân (trong ảnh gốc là núi Phú Sĩ).
 
Đi kèm ảnh chế, ông Triệu mô tả: "Nếu ông Katsushika Hokusai (họa sĩ người Nhật thời kỳ Edo) - người đã tạo ra bức tranh nổi tiếng 'Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa' của Nhật Bản - vẫn còn sống tới hôm nay, ông cũng sẽ rất lo ngại về nước nhiễm phóng xạ của Nhật Bản".
 
Trung[-]-[-]Nhật[-]"khẩu[-]chiến"[-]vì[-]ảnh[-]chế[-]vụ[-]xả[-]nước[-]thải[-]từ[-]Fukushima
Bài đăng của ông Triệu Lập Kiên kèm bức ảnh chế lại tranh mộc bản nổi tiếng "Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" của Nhật Bản - Ảnh chụp màn hình Twitter
 
Chỉ một ngày sau khi ông Triệu Lập Kiên đăng tweet, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi lên tiếng phản đối ngay.
 
Phát biểu trước báo giới hôm 27-4, ông Toshimitsu Motegi cho biết Nhật đã gửi thông điệp "phản đối mạnh mẽ" tới Trung Quốc và đang tìm cách xóa bài đăng của ông Triệu thông qua các kênh ngoại giao, theo Hãng tin Reuters.
 
Theo báo Thời báo Hoàn Cầu, một chính khách và là thành viên của Tham nghị viện (Thượng viện Nhật Bản) cũng đã chỉ trích bài đăng trên của ông Triệu, gọi đây là động thái thúc đẩy "ngoại giao chiến lang".
 
Vị này nói rằng "việc phản đối Nhật Bản xả nước thải nhiễm phóng xạ (đã qua xử lý) theo cách làm ô uế văn hóa truyền thống của Nhật Bản là không thể chấp nhận được".
 
Tuy nhiên, trong một động thái bày tỏ quan điểm không nhượng bộ, ngày 28-4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết ông "đã ghim bài đăng lên trên đầu" trang Twitter của ông. 
 
"Chính Nhật mới cần rút lại quyết định sai lầm của họ và xin lỗi" - ông Triệu nói.
Hôm 13-4, Chính phủ Nhật Bản công bố quyết định sẽ xả 1 triệu tấn nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ra biển. Nhật cho biết số nước thải này không gây lo ngại về an toàn cho con người hoặc môi trường vì đã qua các khâu xử lý và đạt tiêu chuẩn an toàn quốc tế.
 
Đây là một diễn biến đáng chú ý sau hơn 7 năm thảo luận về cách thức xử lý lượng nước từng được bơm vào các lò phản ứng hạt nhân bị hư hại để làm mát các thanh nhiên liệu sau thảm họa kép động đất, sóng thần năm 2011.
 
Theo Hãng tin Kyodo, Trung Quốc, Hàn Quốc và đảo Đài Loan đã phản đối quyết định trên của Nhật Bản. Họ cho rằng nước thải này sẽ gây hại cho môi trường biển, an toàn thực phẩm và sức khỏe con người.
(Theo TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trung - Nhật "khẩu chiến" vì ảnh chế vụ xả nước thải từ Fukushima

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI