TPHCM:Bị cắt nước, cả trăm người trong chung cư tuần hành phản đối 
(17:05:10 PM 15/11/2014)
Cả trăm người dân chung cư Kỷ Nguyên căng băng rôn phản đối vì cho rằng chủ đầu tư, ban quản lý toà nhà làm trái pháp luật. Ảnh: D.T
Hai trong những yêu cầu của người dân chung cư Kỷ Nguyên. Ảnh: D.T.
Sáng 15/11, hơn 100 người dân khu chung cư Kỷ Nguyên (phường Phú Mỹ, quận 7, TP HCM) tập trung tuần hành trong khuôn viên tòa nhà, hô các khẩu hiệu phản đối ban quản lý và chủ đầu tư. Nhiều băng rôn, biểu ngữ được trưng ra yêu cầu giải quyết ngay những bức xúc của cư dân.
Tham gia tuần hành từ sáng sớm, chị Việt Anh cho biết người dân tại chung cư quá bức xúc trước "những quyết định thu chi lạ lùng" của ban quản lý. Mới đây, đơn vị này cắt nước của 30 hộ trong nhiều ngày vì chưa đóng phí khiến nhiều người lao đao.
Theo chị, ban quản lý thông báo thu phí 7.000 đồng một mét vuông, căn hộ khoảng 100 m2 mỗi tháng phải đóng 700.000 đồng. “Mức phí này cao gấp đôi so với những chung cư cao cấp khác trong khi nhiều hạng mục lại chưa hoàn thành. Khi đang tranh luận, nhiều hộ dân ngừng đóng phí thì ban quản lý lại cắt nước”, chị Anh cho biết.
“Đóng 700.000 đồng mỗi tháng không phải vấn đề, điều đáng nói là ban quản lý mập mờ trong cách tính toán, tự ý đặt ra giá nhưng không thông qua cư dân”, một thanh niên nói.
Không chỉ bức xúc về mức phí mà ban quản lý đặt ra, anh Hồ Nam Tấn cho biết, khi mua căn hộ, ngoài số tiền phải trả, khách hàng còn đóng thêm cho chủ đầu tư 2% (trên tổng số tiền mua) phí bảo trì. Họ cam kết sau khi 50% cư dân vào ở, tiền sẽ được hoàn trả. Hiện nay 60-70% các căn hộ đã có người nhưng số tiền hơn 30 tỷ đồng vẫn chưa được chủ đầu tư trả lại.
“Ban quản lý chung cư phải do người dân chọn ra nhưng hiện tại đơn vị này lại là công ty con của chủ đầu tư. Chủ đầu tư từng hứa khi nào có hơn 50% người vào ở sẽ tổ chức hội nghị chung cư, bầu ra ban quản lý của cư dân nhưng giờ vẫn chưa thấy”, anh Tấn nói.
“Phí thu cao nhưng hệ thống an ninh rất kém, không có camera theo dõi. Người nghiện, trộm cắp đột nhập thường xuyên nhưng toàn do chúng tôi phát hiện rồi báo bảo vệ xử lý”, một người dân bức xúc.
Tại buổi làm việc với UBND phường Phú Mỹ, ông Nguyễn Thống Nhất, Trưởng ban quản lý tòa nhà, khẳng định đơn vị này độc lập với chủ đầu tư, còn khoản phí 7.000 đồng một m2 thực chất đã tạm thu nhiều năm nay và được nhiều cư dân đồng ý.
Phản bác ý kiến của ông Nhất, anh Lê Trung Phát cho biết, hiện có gần 600 người ký vào đơn phản đối mức phí thu. Trong khi đó theo thông tư 08 của Bộ Xây dựng, quyết định của ban quản lý chung cư phải được hơn 50% dân cư đồng tình mới được thông qua. “Ban quản lý tự đề ra mức phí cho người dân như vậy, nếu không làm rõ ràng, có ngày họ tự nâng mức phí lên cả 100.000 đồng/m2 chẳng lẽ chúng tôi cũng phải đóng”, anh Phát bức xúc.
Phó chủ tịch UBND phường Phú Mỹ, Phan Võ Lâm Giang, cho biết chính quyền sẽ tiếp nhận ý kiến của các bên, trong đầu tuần tới sẽ tổ chức cuộc gặp tại UBND phường để tiếp tục giải quyết. “Những kiến nghị này sẽ được gửi lên UBND quận 7 nhưng cũng đề nghị bà con đừng tụ tập, mất an ninh trật tự”, vị phó chủ tịch này nói.
Cuối buổi làm việc, Ban quản lý chung cư hứa với người dân sẽ không cắt nước với các trường hợp chưa đóng phí từ nay đến cuối năm. Đơn vị này cũng sẽ cho lắp đặt camera để đảm bảo an ninh cho người dân.
Tổ hợp chung cư cao cấp Kỷ Nguyên cao 20-30 tầng bắt đầu xây dựng từ năm 2010 gồm 10 khối với hơn 3.000 căn hộ. Nhiều cư dân cho biết, chủ đầu tư trễ hạn giao nhà cho họ tới 2 năm, hiện một số hạng mục vẫn chưa hoàn thành.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
-
Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định
-
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
-
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
-
Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
-
“Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.
.jpg)