»

Thứ hai, 20/01/2025, 05:24:17 AM (GMT+7)

TP HCM: Sai phạm xây dựng ở Bình Hưng vẫn âm ỉ

(06:49:18 AM 04/05/2017)
(Tin Môi Trường) - Cũng là xây dựng không phép nhưng người “lọt”, kẻ “vướng” một cách mập mờ, khó hiểu

Sự việc trên xảy ra ở xã Bình Hưng (huyện Bình Chánh, TP HCM). Bà P.T.M.T cho biết bà có một căn nhà trên đường C6, ấp 4, xã Bình Hưng. Qua thời gian sinh sống, bà mua thêm một miếng đất rộng 20 m2 kế bên nhà. Thấy đất để trống nên cuối năm 2016, bà T. mua vật liệu lén lút xây dựng một căn nhà tạm và chuyện mập mờ đã xảy ra.

 
Người phải đập, kẻ được xây
 
Khi móng vừa xong, tường chuẩn bị được xây lên cũng là lúc cán bộ đô thị của UBND xã Bình Hưng và Thanh tra Xây dựng huyện Bình Chánh có mặt lập biên bản. Sau đó, cơ quan liên quan lập đoàn công tác đề nghị dỡ bỏ phần xây dựng không phép, trả lại hiện trạng ban đầu. Theo lý giải của cơ quan chức năng, mảnh đất của bà T. nằm trong khu vực dự án không được phép xây dựng.
 
 
Căn nhà xây dựng không phép (X) trong câu chuyện của bà P.T.M.T trên đường C6, ấp 4, xã Bình Hưng
 
Thấy không thể cất được nhà nên bà T. bán cho một người khác. Đúng một tuần sau, người chủ mới lại chở vật liệu đến xây một căn nhà kiên cố với 2 tầng lầu mà không bị bất kỳ ai “cản trở”. “Nhiều lần tôi thấy cán bộ địa chính xã đi qua nhưng chẳng làm gì. Hiện căn nhà tồn tại không phép mà chẳng hề bị xử lý vi phạm” - bà T. bức xúc. Bà cho biết đã tìm hiểu được nguyên nhân: Ở xã Bình Hưng, muốn xây nhà không phép nếu không thông qua “cò” thì… chết!
 
Nguyên nhân bà T. đưa ra phần nào có cơ sở khi chúng tôi gặp ông L.K.P (ngụ hẻm C5, ấp 4, xã Bình Hưng). Sáu năm trước, ông P. mua đất giấy tay và thuê thầu quen tiến hành xây dựng thì bị “hành” liên tục. Sau đó, ông P. nhờ một “cò” tên Hòa xây dựng thì tất cả đều trót lọt, không bị ai “hành” nữa nhưng ông P. phải tốn thêm 80 triệu đồng.
 
Ông P. còn cho biết cùng nằm trong khu thửa đất với ông, có nhà hàng xóm xây nhà 1 trệt, 2 lầu không phép mà chẳng ai rớ tới.
 
Trong suốt một tuần đi thực tế viết bài, chúng tôi phát hiện số nhà ở xã Bình Hưng chẳng khác nào ma trận. “Số nhà lộn xộn là do người dân tự đặt ra vì xây dựng không phép” - ông P.N.T (SN 1959, một người dân) kể và ông T. thừa nhận căn nhà mình cũng xây dựng không phép.
 
Trong vai người muốn mua đất xây nhà ở xã Bình Hưng, chúng tôi được ông T. và hàng loạt người dân nơi đây khuyên nếu đã có đất phải thông qua các “cò” xây dựng ở địa phương vì họ có khả năng làm “bùa” xây nhà không phép.
 
Đùn đẩy và thoái thác!
 
Theo tài liệu phóng viên có được, phần lớn diện tích đất xã Bình Hưng nằm trong quy hoạch của khu đô thị Nam Sài Gòn làm công viên, khu vui chơi công cộng. Tuy nhiên nhiều năm qua, do sự quản lý yếu kém của chính quyền nên nơi đây xảy ra tình trạng ồ ạt xây nhà không phép.
 
Để có thông tin đa chiều, chúng tôi đã nhiều lần liên hệ đặt lịch làm việc với ông Trương Văn Thành, Chủ tịch UBND xã Bình Hưng. Thế nhưng, tất cả những cố gắng đều vô vọng khi phải liên tục nhận được thông tin từ ông Thành là “bận họp trên huyện”. Hơn một tháng đeo đuổi, cuối cùng, ông Thành đề nghị phóng viên làm việc với đại diện UBND xã để gửi thông tin. Sau khi phóng viên cung cấp thông tin như đã phản ánh ở phần trên, đại diện UBND xã khẳng định không có trường hợp nào (!?). Đến khi phóng viên cung cấp hình ảnh quá trình xây dựng và hình thành căn nhà cho đại diện UBND xã Bình Hưng thì người này chỉ nói ngắn gọn: ghi nhận và sẽ kiểm tra lại. Để rồi, sau hơn 1 tháng nữa, phóng viên lại tiếp tục chứng kiến UBND xã Bình Hưng im hơi lặng tiếng!
 
Phản ánh với UBND huyện, cuối cùng, ông Phạm Nhật Trường - Chánh Văn phòng UBND huyện Bình Chánh - khẳng định sau khi tiếp nhận thông tin từ phóng viên, huyện có chỉ đạo Phòng Quản lý đô thị và UBND xã làm báo cáo vụ việc. “Theo kế hoạch, xã phải gửi báo cáo trước ngày 15-4. Tuy nhiên đến nay, dù trễ hẹn nhiều ngày nhưng xã vẫn chưa có báo cáo. Văn phòng huyện sẽ đôn đốc về vấn đề này” - ông Trường hứa hẹn.
 
Trả lời câu hỏi một số khu đất thuộc ấp 4, xã Bình Hưng nằm trong quy hoạch của khu đô thị Nam Sài Gòn nhưng nhà mới vẫn được mọc lên, ông Trần Phú Lữ, Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, cho biết thời gian qua, địa phương chỉ cho phép sửa chữa không thay đổi quy mô kết cấu, chịu lực. “Đối với những trường hợp xây dựng mới không phép và sửa chữa tăng quy mô, kết cấu đều bị xử lý theo đúng quy định pháp luật (!?)” - ông Lữ nhấn mạnh.
 
Trong khi đó, Thanh tra Sở Xây dựng TP HCM lại cho biết xã Bình Hưng là địa phương có nhiều vấn đề sai phạm về lĩnh vực trật tự xây dựng. Dự kiến trong vài tháng tới, sở sẽ tiến hành kế hoạch thanh tra toàn diện về công tác quản lý trật tự xây dựng và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn huyện Bình Chánh.

Tăng “quân” và luân chuyển

 
Ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM, đánh giá huyện Bình Chánh là một trong những địa phương “nóng” về tình trạng xây dựng không phép. Để chấn chỉnh và giải quyết tình trạng này, Sở Xây dựng TP bắt đầu tăng người và luân chuyển liên tục cán bộ thanh tra xây dựng để công tác quản lý cũng như phát hiện sai phạm trong lĩnh vực xây dựng hiệu quả, tránh điều đáng tiếc xảy ra.
(Theo NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: TP HCM: Sai phạm xây dựng ở Bình Hưng vẫn âm ỉ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI