TP.HCM: Cả khu dân cư kêu cứu vì bị... muỗi tấn công
(10:21:37 AM 26/01/2015)Chiều tối 24/1, PV đã có mặt tại khu dân cư này và ghi nhận cuộc sống của người dân bị đảo lộn hoàn toàn. Mới chập tối, nhà nhà đã đóng kín cửa, trẻ em phải mặc quần áo dài tay để tránh bị muỗi đốt. Nhiều người lớn tay cầm vợt điện, bình xịt…liên tục diệt muỗi nhưng muỗi chết lớp này lại xuất hiện lớp khác.
Nhiều gia đình trong khu dân cư, chung cư xung quanh rạch Môn, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức đã đóng kín cửa từ chập tối để tránh bị muỗi tấn công.
Người bảo vệ trường mầm non Hiệp Bình Chánh 2 mới 18 giờ đã giăng mùng để chui vào tránh muỗi. Ông cho biết, hơn một tháng nay muỗi càng ngày xuất hiện càng nhiều nhất là vào thời điểm chập tối.
Người dân phải giăng mùng từ sớm và dùng mọi cách như xịt thuốc, dùng vợt điện...để bắt muỗi.
Chị L., một phụ huynh có con học tại trường mầm non nói trên vô cùng lo lắng chia sẻ: “Ngày nào đi học về trên người con tôi cũng đầy vết muỗi đốt. Cả trường hơn 200 cháu bé học sát con rạch đầy muỗi nên phụ huynh vô cùng lo lắng con em mình nguy cơ bị sốt xuất huyết”.
Trường mầm non Hiệp Bình Chánh 2, nơi có hơn 200 cháu nhỏ theo học nằm sát con rạch Môn bị ứ đọng lục bình đầy muỗi. Phụ huynh vô cùng lo sợ cho sức khỏe con em mình.
Ông Nguyễn Văn Thành, chủ quán cà phê cạnh cầu Rạch Môn thì than: Nhiều ngày qua ông buôn bán vô cùng ế ẩm khi suốt cả ngày, khách vừa ngồi xuống ghế chưa kịp gọi nước thì phải “bỏ chạy” vì bị muỗi tấn công. Trong khi đó nhiều gia đình đã phải gởi con em đến các nhà bà con ở nơi khác để tránh muỗi.
Dự án ngăn lũ sông Sài Gòn trên đường số 10, KDC Hiệp Bình Chánh thi công từ cuối năm 2013 đến nay.
Theo quan sát của PV, con rạch Môn (dài gần 1km thông với sông Sài Gòn) đầy rẫy lục bình và chỉ cần vứt cục đá là muỗi bay ra dày đặc. Tuy nhiên ngay trên đường số 10, KDC Hiệp Bình Chánh, một công trình đang thi công đã chặn dòng chảy khiến nước tù đọng không thông dòng ra sông lớn.
Ông Trần Minh Tú, Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh, cho biết công trình này là dự án ngăn lũ sông Sài Gòn và đó cũng là nguyên nhân gây ứ đọng dòng chảy làm phát sinh muỗi ở KDC.
Đây là nguyên nhân làm ứ đọng dòng chảy rạch Môn...
Gây ra tình trạng phát sinh muỗi khiến cuộc sống cả KDC bị đảo lộn.
“Dự án này được khởi công từ cuối năm 2013 và dự kiến sẽ hoàn thành trước Tết Ất Mùi (khoảng giữa tháng 2/2015), tuy nhiên chúng tôi sẽ làm việc với chủ đầu tư, đơn vị thi công để sớm khơi thông dòng nước không để phát sinh muỗi nữa”, ông Tú cho biết.
Được biết Trung tâm y tế dự phòng quận Thủ Đức cũng thường xuyên phun xịt hóa chất để diệt muỗi. Tuy nhiên do tuyến kênh bị tù đọng lâu ngày nên việc phun xịt hóa chất cũng không thấm vào đâu, vì số lượng muỗi quá lớn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
-
Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định
-
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
-
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
-
Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
-
“Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.
.jpg)