»

Chủ nhật, 19/01/2025, 09:24:01 AM (GMT+7)

Tọa đàm: “Đưa quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đi vào chiều sâu thông qua việc thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực KHCN”

(15:53:25 PM 31/12/2018)
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 30/12/2018 tại Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp (SYS) đã diễn ra buổi Tọa đàm: “Đưa quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đi vào chiều sâu thông qua việc thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực KHCN” do dự án Diễn Đàn Mô Phỏng Nghị Viện Trẻ Việt Nam (Viet Nam Youth Parliament – VNYP) tổ chức.

Toạ đàm có sự tham gia của các Nghị sĩ trẻ, những người quan tâm và đặc biệt là 2 diễn giả: PGS.TS. Đỗ Thu Hà, Trưởng bộ môn Ấn Độ học, Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Chuyên gia của viện Trần Nhân Tông, cơ sở đào tạo tiến sĩ Phật học đầu tiên, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Thạc sĩ Sử học taị trường Đại học Jawaharlal Nehru (Ấn Độ) và tham gia giảng dạy tại nhiều trường ở Ấn Độ như trường Đại học Delhi, Đại học Calcutta,...

 

TS.  Nguyễn Phú Tân Hương,  Phó trưởng khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao, Học viện Ngoại giao. Giảng viên chuyên về chính sách đối ngoại Việt Nam, quan hệ của Việt Nam với một số đối tác chính sau Chiến tranh lạnh, trong đó có quan hệ Việt Nam - Ấn Độ. Bên cạnh đó, cô cũng chuyên nghiên cứu về ASEAN và quan hệ hợp tác giữa các nước trong ASEAN.

 

Tọa[-]đàm:[-]“Đưa[-]quan[-]hệ[-]Việt[-]Nam[-]-[-]Ấn[-]Độ[-]đi[-]vào[-]chiều[-]sâu[-]thông[-]qua[-]việc[-]thúc[-]đẩy[-]hợp[-]tác[-]trên[-]lĩnh[-]vực[-]KHCN”
Toàn cảnh buổi Tọa đàm
 
Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Ấn Độ từ năm 1972 và trở thành đối tác chiến lược toàn diện với quốc gia này vào năm 2016. Riêng về lĩnh vực kỹ thuật, hai bên đã tiến hành chia sẻ thông tin, chuyển giao công nghệ cho nhau. Đặc biệt, Ấn Độ đã hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo nhân lực chất lượng cao trong nhiều ngành trọng điểm. Sự hợp tác trên lĩnh vực KHCN giữa hai nước được đánh giá là có tiềm năng.
 
Tuy nhiên, xét trên tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, những kết quả hợp tác ban đầu này được đánh giá là chưa xứng tầm. Vấn đề hợp tác còn găp nhiều bất cập: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu chuyển giao công nghệ, việc triển khai các hiệp định và biên bản ghi nhớ còn chậm trễ, các cơ chế có sẵn chưa được vận hành hiệu quả và trình độ KHCN còn có sự chênh lệch.
 
Từ đây, buổi Tọa Đàm về chủ đề “Đưa quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đi vào chiều sâu thông qua việc thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực KHCN” của Ủy ban Đối ngoại bao gồm 3 phần chính: Ủy ban Đối ngoại trình bày đề xuất, Ủy ban phản biện đưa ra ý kiến bình luận và Diễn giả trao đổi, đóng góp ý kiến, được xây dựng với mong muốn thiết lập những giải pháp nhằm làm sâu sắc hóa mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ, đưa mối quan hệ đó trở nên thiết thực và gắn bó hơn qua những hợp tác cụ thể trong lĩnh vực khoa học – công nghệ.  
 
Tọa[-]đàm:[-]“Đưa[-]quan[-]hệ[-]Việt[-]Nam[-]-[-]Ấn[-]Độ[-]đi[-]vào[-]chiều[-]sâu[-]thông[-]qua[-]việc[-]thúc[-]đẩy[-]hợp[-]tác[-]trên[-]lĩnh[-]vực[-]KHCN”
Nghị sĩ trẻ trình bày đề xuất của Ủy ban
 
Các Nghị sĩ trẻ của Ủy ban Đối ngoại đã đưa ra 2 đề xuất:
 
- Thứ nhất: Nghiên cứu nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế Ủy ban hỗn hợp Việt - Ấn về Hợp tác Kinh tế, Thương mại, Khoa học và Công nghệ.
 
- Thứ hai: Thành lập Quỹ hợp tác và phát triển Việt Nam - Ấn Độ và xác định cơ chế hành chính quản lý hoạt động của quỹ chung đó nhằm mục đích thúc đẩy giao lưu trên lĩnh vực khoa học công nghệ.
 
Những giải pháp này được xây dựng dựa trên lịch sử quan hệ đối ngoại và hợp tác giữa Việt Nam Ấn Độ trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đồng thời xem xét tiềm lực và định hướng riêng của từng quốc gia. Dẫu tự chỉ ra những hạn chế trong mỗi đề xuất, Ủy ban Đối ngoại vẫn tin tưởng các giải pháp hoàn toàn có thể đem lại hiệu quả cao trong thực tế.
 
Trong vai trò phản biện, các Nghị sĩ trẻ của 7 Ủy ban còn lại đề nghị Ủy ban Đối ngoại làm rõ một số vấn đề như Lĩnh vực trọng tâm trong hợp tác KHCN giữa Việt Nam Ấn Độ trong giai đoạn 2019-2024 sẽ là gì?; Tiêu chí hoạt động cho Quỹ Hỗ trợ Phát triển Việt Nam - Ấn Độ?; Lập phân ban về lĩnh vực KHCN thì nên tập trung vào một ngành hay nhiều ngành?...
 
Tọa[-]đàm:[-]“Đưa[-]quan[-]hệ[-]Việt[-]Nam[-]-[-]Ấn[-]Độ[-]đi[-]vào[-]chiều[-]sâu[-]thông[-]qua[-]việc[-]thúc[-]đẩy[-]hợp[-]tác[-]trên[-]lĩnh[-]vực[-]KHCN”
Phần trao đổi của khách mời về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ
 
Qua thảo luận, các Nghị sĩ trẻ của Ủy ban Đối ngoại đã khẳng định Quỹ Hỗ trợ Phát triển Việt Nam - Ấn Độ sẽ hoạt động với cơ cấu nhân sự và hoạt động bình đẳng cho cả 2 bên Việt Nam và Ấn Độ; tùy từng giai đoạn cụ thể mà hai nước sẽ họp bàn để đề ra lĩnh vực trọng tâm và chiến lược phát triển.
 
Đóng góp ý kiến cho Ủy ban Đối ngoại, 2 diễn giả đồng ý rằng các bạn đã có ý tưởng tốt nhưng còn chưa nghiên cứu thực sự sâu về vấn đề. PGS. TS. Đỗ Thu Hà nhận định: “Việc đầu tiên Ủy ban cần tìm hiểu đó là nguyên tắc hợp tác về Khoa học công nghệ của Ấn Độ Việt Nam thông qua các văn kiện và tuyên bố chính thức của các vị lãnh đạo, từ đó các bạn mới có thể có nền tảng để hình thành các giải pháp chính sách đưa mối quan hệ đối tác chiến lược đi vào chiều sâu”.
 
Lý giải vì sao Ấn Độ đánh giá cao mối quan hệ chiến lược này với Việt Nam cũng như cho thấy tiềm năng hợp tác giữa hai nước, PGS. TS. Đỗ Thu Hà cho biết: “Thứ nhất, đó là do độ tin cậy giữa hai bên được hình thành từ lịch sử. Thứ hai là do sự gần gũi về địa lý dẫn đến các vấn đề về kinh tế, xã hội, quân sự có sự tác động lẫn nhau. Thứ ba, sự thúc đẩy của các quốc gia khác trên thế giới về tình hình chính trị quốc tế đã có tác động không hề nhỏ”. Cô cũng bổ sung thêm: “Về vấn đề đào tạo công nghệ, Việt Nam là nước được trao số lượng suất học bổng của Ấn Độ cao nhất trên thế giới với hơn 150 suất 1 năm, điều đó cho thấy sự đầu tư của Ấn Độ cho việc đưa quan hệ với Việt Nam vào chiều sâu.”
 
Tuy nhiên cũng có những rào cản trong hợp tác Việt - Ấn trong Khoa học công nghệ nói riêng và trên việc hợp tác toàn diện nói chung, PGS Hà chia sẻ thêm: “Có 3 vấn đề rào cản lớn nhất đó là (1) Việt Nam Ấn Độ có những khía cạnh đang cạnh tranh nhau như nông nghiệp (sản xuất gạo) và hàng thủ công; (2) người Việt Nam có định kiến trong việc hợp tác, mà cụ thể là đa số có xu hướng hợp tác với phương Tây hơn là phương Đông; (3) Ấn Độ có triết lý thực dụng trong việc xây dựng quan hệ hợp tác, do đó nếu ta không giải trình và đem lại được những kết quả thuyết phục thì sẽ rất khó cho việc hợp tác phát triển lâu dài giữa hai bên”.
 
Gợi ý thêm về giải pháp cho Ủy ban Đối ngoại, TS. Nguyễn Phú Tân Hương chia sẻ: “Trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ đã tuyên bố Việt Nam sẽ phấn đầu để có 3 thành phố thông minh, tôi cho rằng đây là một khía cạnh tiềm năng để Việt Nam đưa vào các đề mục hợp tác giữa Việt Nam với Ấn Độ bởi Ấn Độ cũng đang có mục tiêu xây dựng đến 100 thành phố thông minh và đã có quá trình đầu thầu cũng như xây dựng kế hoạch chiến lược từ rất lâu trước đây”.
 
Tọa[-]đàm:[-]“Đưa[-]quan[-]hệ[-]Việt[-]Nam[-]-[-]Ấn[-]Độ[-]đi[-]vào[-]chiều[-]sâu[-]thông[-]qua[-]việc[-]thúc[-]đẩy[-]hợp[-]tác[-]trên[-]lĩnh[-]vực[-]KHCN”
Ảnh lưu biệm của các Nghị sĩ trẻ và khán giả
 
Các Ủy ban của Diễn đàn Mô phỏng Nghị viện trẻ Việt Nam sẽ tiếp tục đưa ra các đề xuất về chính sách cho các chủ đề khác như Nâng cao nguồn lực cho y tế cơ sở, Phát triển du lịch địa phương,... trong các Tọa đàm chuyên đề tới đây của Diễn đàn, hướng đến các đề xuất hoàn thiện tại “Phiên họp toàn thể” vào tháng 1 tới đây.
LÊ PHƯƠNG KHANH -Nguồn ảnh:VNYP
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tọa đàm: “Đưa quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đi vào chiều sâu thông qua việc thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực KHCN”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI