Tìm thấy xác chị Huyền, BS Tường sẽ bị xử thế nào?
(16:05:59 PM 06/08/2014)Chờ văn bản chính thức
Sáng 5/8, trả lời PV, luật sư Vũ Gia Trưởng (Văn phòng Luật sư Phạm Hồng Hải, Hà Nội) tỏ ra không bất ngờ với thông tin "tìm thấy thi thể chị Huyền". Luật sư Trưởng cùng luật sư Phạm Hương Giang là 2 cộng sự tham gia bảo vệ quyền lợi cho gia đình nạn nhân trong vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường.
Luật sư Trưởng cho hay, ông đã nghe nói về dấu hiệu trùng hợp mẫu ADN cách đây một vài hôm. Nhưng lúc đó, chưa ai dám chắc chắn.
Luật sư này cho biết, lâu nay, ông và gia đình nạn nhân Huyền vẫn thường xuyên liên hệ phối hợp với cơ quan điều tra trong giải quyết vụ án. Kể cả đến lúc này, khi báo chí đã đăng tải, luật sư Trưởng cho biết vẫn chưa thấy cơ quan nào có văn bản xác nhận chính thức.
"Khi nào nhận được kết quả giám định chính thức, chúng ta mới chắc chắn được." - Luật sư Trưởng nói.
Bến đò Vân Đức, nơi phát hiện thi thể chị Huyền (Ảnh: Cảnh Kiên)
Trong khi đó, luật sư Chu Thị Trang Vân (Văn phòng luật Investlinkco, Hà Nội), người bào chữa cho Nguyễn Mạnh Tường, cũng cho hay, bà mới chỉ biết thông tin qua báo chí. Luật sư Vân cũng chưa nhận được thông tin chính thức nào về vụ việc.
Khi được hỏi về quan điểm trước vụ việc, luật sư Vân không đưa ra bình luận nào. Bà Vân chỉ khẳng định: "Với cương vị luật sư bào chữa, chúng tôi phải tìm lý lẽ, chứng cứ có lợi nhất cho thân chủ của mình".
Trả lời chúng tôi, luật sư Lê Văn Kiên (Trưởng Văn phòng luật Ánh sáng Công lý, Hà Nội) khẳng định, nếu thông tin tìm thấy thi thể chị Huyền là sự thật, Viện Kiểm sát sẽ phải trả lại hồ sơ để cơ quan công an điều tra lại từ đầu.
Chỉ có điều kỳ diệu
Tuy nhiên, luật sư Lê Văn Kiên cho rằng, việc thay đổi kết luận về nguyên nhân cái chết của chị Huyền rất khó xảy ra.
Luật sư này cho biết, một trong các phương pháp xác định nguyên nhân tử vong của nạn nhân trong các vụ án là kiểm tra phổi. Nạn nhân chết trước khi rơi xuống nước, trong phổi thường không có nước hay dị vật nào. Nếu trong phổi có nước, chứng tỏ sau khi rơi xuống nước nạn nhân mới chết.
Tuy nhiên, cơ quan khám nghiệm chỉ có thể xác định theo cách này đối với thi thể ở dưới nước chưa lâu, chưa bị phân hủy. Nếu nạn nhân chết đã lâu, lục phủ ngũ tạng đã bị hủy hoại, sẽ không thể kiểm tra theo cách này được nữa.
"Thi thể đã trôi sông 9 tháng, lục phủ ngũ tạng khó có thể còn nguyên vẹn." - Luật sư Kiên nhận định.
Luật sư Kiên cũng cho biết, kiểm tra xương có thể xác định được nguyên nhân chết nếu nạn nhân bị đầu độc. Ngoài ra, nếu xương bị thương tổn, gãy vỡ, cũng có thể xác định được nạn nhân bị đánh đập, đâm chém,...
Luật sư này cho rằng, nhìn chung, dù tìm được thi thể chị Huyền, kết luận về vụ án sẽ không có nhiều thay đổi.
"Kết luận điều tra sẽ vẫn vậy, trừ khi có chuyện diệu kỳ nào đó về thi thể nạn nhân." - Luật sư Kiên nói.
Trả lời chúng tôi, luật sư Hà Huy Phong (GĐ Công ty luật Inteco, Hà Nội) cho rằng, nếu xác định đúng là chị Huyền chết trước thời điểm vứt xác, cơ quan tố tụng truy cứu Tường về 2 tội như hiện nay là có thể có cơ sở.
Nếu chị Huyền bị chết sau khi rơi xuống nước, vẫn chưa thể quy kết cho Tường tội giết người. Bởi vì đó có thể là Tường vô ý làm chết người.
Cơ quan điều tra cũng sẽ phải xem xét thêm tình tiết xác chết không có đầu như báo chí nêu. Chỉ cần phát hiện có vết chặt chém trên cơ thể, vụ án sẽ được kết luận theo chiều hướng khác. Không loại trừ chị Huyền bị cố ý sát hại.
"Khi đó, mọi tình tiết vụ án đều bị đảo lộn hết." - Luật sư Phong nói.
Theo luật sư này, dù tìm được tử thi, vẫn khó xác định nguyên nhân. Vì thế, cơ sở pháp lý để định tội đối với Nguyễn Mạnh Tường vẫn không thực sự rõ ràng.
Chiều 18/7, một thi thể có nhiều đặc điểm giống với chị Lê Thị Thanh Huyền (nạn nhân vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường) được phát hiện trên sông Hồng (Hà Nội). Công an huyện Gia Lâm đã nhận thụ lý, giải quyết vụ việc.
Theo đó, mẫu ADN của nạn nhân được gửi lên Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) để giám định đối chiếu với mẫu ADN của mẹ và người thân chị Huyền.
Hôm 4/8, một số nguồn tin xác nhận, mẫu ADN của những người này trùng nhau. Kết quả này là điều rất bất ngờ đối với dư luận. Lâu nay, ít người nghĩ rằng, thi thể chị Huyền còn có thể được tìm thấy sau 9 tháng xảy ra vụ án "bác sỹ ném xác".
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
- Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
- “Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
- Ninh Thuận: Phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ
- Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tưng bừng đón Tết Ramưwan
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.