Thượng toạ Thích Nhật Từ: "Tinh hoa con người không nằm ở thể xác mà nằm ở cái tâm"
(23:34:27 PM 03/11/2013)Thượng toạ Thích Nhật Từ nói: “Ngoại cảm không phải là chuyện mới vì cách đây nhiều chục năm nó đã được nói đến ở Liên Xô cũ. Tôi cho rằng ngoại cảm là một năng lực có thật, nhưng lạm dụng nó mới là điều đáng nói”.
Như thế nào là lạm dụng, thưa thượng toạ?
Nước ta trải qua một thời gian dài chiến tranh, nay là thời bình, nên nhiều người dân có nhu cầu tìm kiếm người thân của mình bị mất tích hoặc chết mất xác. Thời gian qua, theo tôi, một vài nhà ngoại cảm đã làm được chuyện này. Thế nhưng, điều nhà ngoại cảm làm và công việc nhà ngoại cảm làm đôi khi lại không ăn khớp với nhau.
Thí dụ một nhà ngoại cảm chỉ tìm được một, hai hài cốt có kiểm chứng bằng ADN, nhưng sau đó lại thổi phồng lên tìm được 1.000 hài cốt là điều không chấp nhận được. Cũng có không ít người chẳng có năng lực ngoại cảm gì, nhưng lại tự phong mình là nhà ngoại cảm để lừa đảo, lợi dụng người khác và phục vụ lợi ích riêng tư.
Thượng toạ từng nói, nhà ngoại cảm cần đến liêm khiết tri thức. Điều này được hiểu ra sao?
Liêm khiết tri thức nghĩa là nhà ngoại cảm cần đánh giá nghiêm túc năng lực ngoại cảm của mình có còn hay không. Thí dụ mười năm trước họ có năng lực kiệt xuất, làm được chuyện này hay chuyện kia, có kiểm chứng bằng ADN hẳn hoi, nhưng không có nghĩa là bây giờ năng lực đó vẫn còn. Thực tế nhiều nhà ngoại cảm không thừa nhận chuyện này, cứ tiếp tục sống với hào quang cũ, dẫn đến sai lệch trong tìm kiếm: hài cốt trâu bò thì cho đó là hài cốt người, hài cốt người A lại nói của người B, đó là không liêm khiết tri thức.
Trong thể thao hay nghệ thuật, vận động viên hoặc diễn viên đến một tuổi nào đó sẽ không còn năng lực thi đấu hay biểu diễn. Trong lĩnh vực ngoại cảm, theo tôi, sự đào thải còn khắc nghiệt hơn nhiều. Có người chỉ có năng lực ngoại cảm vài ba tháng, 1 – 2 năm, hiếm ai quá năm năm... Nếu cứ cố tiếp tục, điều đó làm cho họ mất uy tín, những đóng góp có thể có thật của họ trong quá khứ bây giờ bị đặt lại vấn đề và hiểu sai.
Được biết, thượng toạ từng tổ chức hội thảo về ngoại cảm, điều gì thượng toạ rút ra được từ hội thảo này?
Tôi từng hai lần làm trưởng ban tổ chức hội thảo về ngoại cảm tại Quân khu 7 – TP.HCM. Tại đó, tôi có mời một số nhà ngoại cảm đến thuyết trình và bản thân cũng có thuyết trình chung với họ. Có thể họ chia sẻ rất hay về những trải nghiệm ngoại cảm của mình trong quá khứ, nhưng điều này hoàn toàn khác với năng lực hiện tại của họ.
Trong lần hội thảo ngoại cảm đầu tiên, tôi cũng nhờ vài nhà ngoại cảm tên tuổi tìm người thân của mình, từng chết đói trong trận đói 1945 tại tỉnh Thái Bình, mà đến giờ gia đình tôi không có tông tích gì. Thế nhưng khi đó, và mãi đến tận bây giờ, những nhà ngoại cảm đó cũng không tìm ra được. Từ đó, tôi mới thấy những lời đồn đãi về nhà ngoại cảm bao giờ cũng được khuếch trương hơn năng lực thật sự mà họ có.
Làm thế nào phân biệt được đâu là “nhà ngoại cảm” chân chính và không chân chính?
Mười năm trước họ có năng lực kiệt xuất, làm được chuyện này hay chuyện kia, có kiểm chứng bằng ADN hẳn hoi, nhưng không có nghĩa là bây giờ năng lực đó vẫn còn. |
Thường thì thông qua một sự kiện, nếu nhà ngoại cảm đưa ra được những thông tin chính xác, xem như nhà ngoại cảm đó còn năng lực và chân chính; còn nếu nhà ngoại cảm không đưa được thông tin chính xác, người dân đừng nên dại dột nghe họ, dù cho họ có giải thích cách này hay cách kia. Cũng có thể phân biệt thông qua thái độ của nhà ngoại cảm. Chẳng hạn họ vẽ sơ đồ về một địa điểm cách xa và nói ở đó có hiện tượng này, cảnh vật kia, nhưng khi ta mời họ đi theo, họ lại từ chối. Trường hợp này đúng là nhà ngoại cảm “dỏm”. Bởi nếu anh vẽ được sơ đồ, không có lý gì anh không dám đến tận nơi và lại kêu gia chủ… đi một mình!
Khoa học chưa giải thích được ngoại cảm, vậy tôn giáo giải thích như thế nào?
Tôi không biết tôn giáo khác giải thích như thế nào, nhưng Phật giáo có đề cập đến năm loại siêu giác quan. Những chuyện bàn luận về ngoại cảm ở nước ta thường chỉ tập trung vào siêu giác quan thiên nhãn thông (hay thiên nhãn minh) – nhìn nhận và dự báo chính xác về thời tiết, thiên tai, tình huống, sự kiện sẽ xảy ra, và thiên nhĩ thông – nghe được các loại âm thanh khác nhau với tần số khác nhau, như âm thanh của người chết chưa siêu trong thời gian ngắn, âm thanh của động vật mà người thường nghe không được.
Khi có người thân bị mất tích hoặc chết mất xác, người ta muốn phải tìm kiếm bằng mọi giá. Phật giáo nhìn việc này như thế nào?
Cái chết, theo đạo Phật, là một quy luật, vì thế chúng ta hãy chấp nhận nó như một sự thật và đừng nên quá đau buồn. Phật giáo cho rằng tinh hoa của con người không nằm ở thể xác mà nằm ở cái tâm. Khi cái tâm thoát khỏi cơ thể để tái tạo, có mặt trong một bào thai mới, với một mầm sống mới, thì chúng ta vẫn có thể gặp lại nhau bằng cách này hay cách kia. Đạo Phật không quan niệm việc tìm ra hài cốt là không quan trọng, nếu được thì cũng tốt, nhưng điều quan trọng là sau khi chết người sống làm một lễ tống táng đơn giản và ý nghĩa để nhắc nhở người sống nhớ đến đóng góp của người quá cố.
Phật giáo dù là Nguyên thuỷ hay Đại thừa đều thừa nhận việc tái sanh, trong biên độ thời gian nhanh nhất một tích tắc và chậm nhất là 49 ngày. Vì thế không có chuyện một hương linh đã chết rồi mà còn nằm dưới lòng đất hay vất vưởng đâu đó trong quãng thời gian quá lâu, hơn cả 49 ngày. Nhà ngoại cảm nào đó nói tôi có thể nói chuyện được với một hương linh chết đã lâu, thì theo Phật giáo, đó là điều không có thật.
Ngoại cảm được cho là có thể giúp xác định được hài cốt người chết, nhưng nếu nhìn rộng ra, giá trị ngoại cảm không đơn thuần như thế?
Theo tôi, giá trị của ngoại cảm là giúp người vô thần xác định được chết không phải là hết, từ đó giúp họ thiết lập được trách nhiệm về những hành vi của mình trong cuộc sống. Nếu kết cục của mọi con người, thiện và bất thiện, đều như nhau thì có lẽ người ta không cần sống thiện để làm gì. Sự chứng minh rằng chết không phải là hết sẽ giúp người không tin vào kiếp sau, phải đặt lại vấn đề sống có trách nhiệm, bằng không họ phải gánh lấy hậu quả hoặc tạo hậu quả tiêu cực cho người khác từ những gì họ đang làm.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Thượng toạ Thích Nhật Từ: "Tinh hoa con người không nằm ở thể xác mà nằm ở cái tâm"
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
- Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
- “Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
- Ninh Thuận: Phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ
- Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tưng bừng đón Tết Ramưwan
Bài viết mới:
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.