Thừa Thiên - Huế: Bộ đội giúp dân đối phó với "giặc" bão
(10:25:01 AM 16/10/2013)Ảnh minh họa iE
Đại tá Trần Đình Phòng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: Xác định công tác huấn luyện là chủ yếu, nhưng chống bão cũng như chống giặc nên lực lượng bộ đội ứng trực trong bão tại các địa bàn xung yếu, nay vẫn duy trì tại địa bàn để giúp dân dựng lại nhà cửa, nhanh chóng ổn định đời sống.
Kinh nghiệm từ thực tế tại huyện miền núi Nam Đông - nơi có nhiều diện tích cây cao su bị gãy đổ, khi đất ở gốc cây còn mềm, nếu dựng lại và chống đỡ kịp thời trong 1-2 ngày đầu thì sẽ hạn chế được thiệt hại cho cây cao su. Nếu để sau vài ngày, nền đất lắng lại, đất chặt hơn thì rất khó khắc phục. Vì vậy, ngay khi tâm bão vừa đi qua, mặc dù trong mưa to gió lớn, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế đã điều động lực lượng về các xã Hương Hòa, Hương Hữu, thị trấn Khe Tre (huyện Nam Đông) giúp dân dựng lại phần lớn diện tích cây cao su bị đổ (trừ cây gãy) có thể phục hồi lại được. Anh Cao Viết Hùng, ở thôn 9, xã Hương Hòa nói trong xúc động: Nếu không có các chú bộ đội giúp sức thì số cây cao su bị đổ gia đình không thể làm gì được, vì cây rất nặng, phải cần nhiều người mới dựng lại được.
Đối với người dân vùng ảnh hưởng của bão và sạt lở vùng ven biển, vùng đầm phá và ven sông, hình ảnh các anh bộ đội lăn lộn cùng người dân trong thiên tai làm họ vững lòng hơn. Trong mưa bão, khi một đoạn đê biển dài 200m tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương thị xã Hương Trà bị sạt lở do sóng biển và triều cường dân cao, Hải đội 2 - Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã kịp thời huy động 50 chiến sĩ sử dụng hơn 300 bao cát, 50 rọ sắt và xe chuyên dụng để hàn lấp không cho nước biển xé thành cửa biển mới tại đây.
Tổng hợp nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiến cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế đến sáng 16/10 cho biết: Toàn tỉnh có 1 người mất tích do bị lũ cuốn trôi, 11 người bị thương; có 17 nhà tạm bị sập, 669 nhà ở của dân và 4 phòng học bị tốc mái. Thiệt hại nặng nhất là huyện Phú Lộc, nằm ở phía Nam tỉnh, giáp với Đà Nẵng, có 108 ngôi nhà bị tốc mái, 3 ngôi nhà bị sập, hàng trăm ngôi nhà khác ngập trong nước. Toàn huyện có hàng chục ha hồ tôm của người dân bị vỡ; nhiều cây cối bị đổ ngã... Tại huyện miền núi Nam Đông cũng có 170 ha cao su, 390 ha cây keo lai trồng rừng kinh tế bị gãy đổ do bão.
Bão kết hợp với triều cường đã gây ngập lụt cho một số vùng, với 1.686 nhà bị ngập; trong đó, thị xã Hương Trà có 450 nhà bị ngập, huyện Phong Điền 350 nhà, Quảng Điền 756 nhà và Phú Vang 130 nhà. Điện lực tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, bão 11 làm gãy đổ 22 trụ điện, chủ yếu tại huyện Phong Điền, Phú Lộc và Hương Trà; 2.000 m dây điện bị đứt tại huyện Phú Lộc; toàn bộ phụ tải huyện Nam Đông, Phú Lộc, A Lưới, Phú Vang, Phong Điền, Quảng Điền, thị xã Hương Thủy, Hương Trà và khu vực phía Bắc thành phố Huế mất điện hoàn toàn, đến tối 15/10 mới cấp điện trở lại.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế phân công lãnh đạo trực tiếp xuống các địa phương tập trung khắc phục hậu quả bão số 11.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
-
Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định
-
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
-
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
-
Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
-
“Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.
.jpg)