»

Thứ sáu, 22/11/2024, 08:00:27 AM (GMT+7)

Thay đổi thói quen để bớt rác thải nhựa: Ai ý thức hơn?

(07:36:37 AM 10/09/2019)
(Tin Môi Trường) - Rác thải nhựa, hạn chế được không? Câu trả lời là được nếu mỗi người tự bỏ dần thói quen, dù chỉ với hành vi nhỏ hằng ngày. Bệnh viện không rác thải nhựa

 

Thay[-]đổi[-]thói[-]quen[-]để[-]bớt[-]rác[-]thải[-]nhựa:[-]Ai[-]ý[-]thức[-]hơn?

Các bạn trẻ Q.Gò Vấp (TP.HCM) dùng gạch sinh thái bó vỉa bồn hoa trang trí tại công viên vừa hoàn thành bên kênh Tham Lương đoạn qua phường 14 - Ảnh: Q.NG.
 
Buổi sinh hoạt chuyên đề về hạn chế bao bì nhựa sử dụng một lần trong công tác và sinh hoạt hằng ngày được đại diện các đoàn thể tại TP.HCM tổ chức, tìm kiếm giải pháp mới thực hiện hiệu quả cuộc vận động "Người dân TP.HCM không xả rác ra đường và trên kênh rạch vì một TP sạch và giảm ngập nước" trong người dân TP hiện nay.
 
Câu chuyện gạch sinh thái
 
Anh Võ Trọng Định (Quận đoàn 3) mang đến câu chuyện về gạch sinh thái. Đó là những "viên gạch" ra đời bằng cách dồn nhiều loại rác thải: túi nilông, mút, hộp xốp vào trong các chai nhựa đã qua sử dụng đến khi "viên gạch" cứng lại, bóp không móp là được.
 
"Có người lo ngại rác nhựa, nilông dồn vào đó có gây bệnh không. Tất cả rác nilông trước khi được dồn vào làm gạch sinh thái đều được rửa sạch để không trở thành nơi ủ bệnh hay phát tán ổ bệnh" - anh Định chia sẻ.
 
Anh Phạm Trung Hiếu (Quận đoàn Gò Vấp) cho biết dùng gạch sinh thái giúp thay thế một phần vật tư xây dựng, giảm bớt kinh phí trong khi lại có thể tận dụng và giải quyết rác thải nhựa. 
 
Anh Võ Trọng Định nói: "Có vài khó khăn ban đầu song hiện nhiều người dân Q.3 đã biết đến loại gạch này và ủng hộ. Khi chúng tôi mở chương trình đổi gạch sinh thái lấy cây sen đá, đã có hơn 3.000 lượt người mang gạch sinh thái đến đổi".
 
Bí thư Thành đoàn TP.HCM Phạm Hồng Sơn cho rằng, gạch sinh thái ra đời từ quan sát thực tiễn của các bạn trẻ, làm thử và nhiều nơi hưởng ứng nên thành phong trào lan rộng. 
 
"Các bạn vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để xử lý hợp lý nhưng nên ủng hộ cách làm này vì ít ra đang góp phần giải quyết chuyện rác thải nhựa. Còn đặt vấn đề loại gạch này có làm được công trình gì khác không lại là phạm vi khác nữa, nhưng nếu chỉ dùng bó vỉa bồn cây, xây bồn hoa trong công viên là khả thi" - anh Sơn phát biểu.
 
Đổi thay bắt đầu từ ý thức
 
Ông Nguyễn Văn Chương (Hội Cựu chiến binh TP.HCM) chỉ ra hai hình ảnh ông chứng kiến. Người phụ nữ trung niên uống xong ly nước mía tiện tay quẳng luôn chiếc ly nhựa xuống đường, trong khi một em học sinh nhỏ cầm trên tay hộp sữa đã uống hết đợi lúc xuống xe tìm thùng rác bỏ vào. 
 
Ông đặt câu hỏi: "Ai ý thức hơn ai?"! Rồi ông trả lời: "Vấn đề là phải xây dựng được ý thức mới mong thay đổi dần thói quen và hành vi của mỗi người".
 
Bà Lê Thị Tấn Lộc (Hội LHPN Q.10) kể ban đầu không dễ tiếp cận và nói người dân bỏ đi thói quen vốn đã thành nếp trong sinh hoạt hằng ngày. 
 
"Chúng tôi mang ống hút bột đi mời các quán cà phê, trà sữa dùng thử, đổi sách báo cũ lấy rau sạch. Đến nay cả quận có 15 điểm bán túi nilông tự hủy thay thế túi nhựa. Một số tiểu thương ở chợ giờ gói rau bằng lá chuối thay bịch nhựa" - bà Lộc kể.
 
Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM Trần Đoàn Trung nhận định, hạn chế rác thải nhựa, vận động người dân vào cuộc vận động "Người dân TP.HCM không xả rác ra đường và kênh rạch vì một TP sạch và giảm ngập nước" là câu chuyện dài mà chính một cán bộ, từng hội viên, đoàn viên các đoàn thể cùng chung sức, chia sẻ trước khi lan rộng ra người dân TP. 
 
"Dù khó nhưng chúng ta sẽ vẫn kiên trì làm, đến khi nào người dân thấy đồng thuận, hài lòng về một TP văn minh của chúng ta" - ông Trung nói.
 
Nêu gương và làm gương
 
Cùng với chia sẻ cách làm, nhiều ý kiến cho rằng cán bộ các đoàn thể cần nêu gương, phải làm gương trước khi vận động hội viên, người dân cùng làm. Ông Trần Thanh Xuân (Hội Cựu chiến binh Q.Phú Nhuận) nói các hội viên của quận đăng ký không dùng bao bì nhựa sử dụng một lần, lên danh sách theo dõi hẳn hoi.
 
Các cuộc họp đã không còn dùng loại nước đóng chai nhựa cho mỗi người, mà chỉ để một bình nước chung, ai uống tự đi rót. Theo ông Xuân, không khó để hạn chế rác thải nhựa nếu chúng ta có cùng quyết tâm.
 
"TP nên có chính sách động viên, hỗ trợ các đơn vị sản xuất sản phẩm thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần để họ tạo ra sản phẩm thân thiện môi trường đưa đến tay người dân rộng rãi, tôi tin sẽ được ủng hộ" - ông Xuân phân tích.
Mỗi cán bộ đoàn thể nêu gương, thực hiện trước sẽ tiếp cận, vận động, thuyết phục người dân hiệu quả hơn. Chúng ta cần làm gương ngay trước mặt con em mình, cộng với được giáo dục thường xuyên, tôi tin các cháu nhỏ hôm nay lớn lên sẽ ý thức hơn trước vấn đề rác thải nhựa.-Bí thư Thành đoàn TP.HCM PHẠM HỒNG SƠN
Quốc Linh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thay đổi thói quen để bớt rác thải nhựa: Ai ý thức hơn?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI