»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:53:22 AM (GMT+7)

Tây Nguyên quyết tâm bảo vệ các loài hoang dã còn lại của mình

(17:29:20 PM 02/12/2018)
(Tin Môi Trường) - Hàng trăm người dân thành phố Buôn Ma Thuột đã tới tham dự sự kiện Hưởng ứng Ngày Thế giới Bảo tồn các Loài Hoang dã (ngày 4 tháng 12 hàng năm) lần đầu tiên được tổ chức bởi Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk và WWF.

Sự kiện là dịp những người con Tây Nguyên tề tựu để nhìn lại thực trạng tài nguyên các loài hoang dã quý hiếm của quê hương và cùng nhau quyết tâm gìn giữ những món quà quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất cao nguyên tự hào này. 

 

Tây[-]Nguyên[-]quyết[-]tâm[-]bảo[-]vệ[-]các[-]loài[-]hoang[-]dã[-]còn[-]lại[-]của[-]mình
Họa sĩ Trung Nghĩa (đầu tiên từ trái qua) giao lưu tại sự kiện
 
Mảnh đất Tây Nguyên được biết đến với diện tích núi đồi đất đỏ bazan rộng lớn, những con sông đầu nguồn và những khu rừng có giá trị cao về đa dạng sinh học. Nơi đây cũng là nhà của nhiều loài động vật quý hiếm được pháp luật Việt Nam bảo vệ như hổ, beo lửa, báo, bò tót, bò rừng, voọc chà vá chân đen, công xanh, và đặc biệt là voi – loài gắn liền với văn hóa Tây Nguyên nói riêng và với văn hóa Việt Nam nói chung.  
 
Từ ngàn đời xưa, người Tây Nguyên nương tựa vào thiên nhiên, sinh sống và phát triển yên bình trong lòng thiên nhiên cùng muôn loài hoang dã. Nhưng trong hơn bốn thập kỷ gần đây, bức tranh hài hoà này đang bị phá vỡ. Áp lực phát triển đè nặng lên thiên nhiên. Các cánh rừng bị thu hẹp, nhường đất cho phát triển nông lâm nghiệp và cơ sở hạ tầng. Các con sông, con suối bị ô nhiễm và quần thể các loài hoang dã bị suy giảm nghiêm trọng do mất sinh cảnh sống và bị săn bắt tận diệt để phục vụ nhu cầu ẩm thực xa xỉ, thuốc đông y và đồ trang sức. Từ hàng ngàn cá thể voi hoang dã, giờ Tây Nguyên chỉ còn khoảng 70 cá thể, sống co cụm trong Vườn Quốc gia Yok Don. Loài bò tót đẹp đẽ và dũng mãnh, từ hơn 4.000 giờ còn chưa tới 400 cá thể trên toàn quốc. Hổ đã biến mất khỏi núi rừng nơi đây và các loài mèo lớn khác đang bị ráo riết săn lùng.
 
Ông Y Sy H’Dơk, Chi cục trưởng Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk “Quần thể các loài hoang dã đã suy giảm đến mức báo động. Nhưng chúng ta vẫn còn có cơ hội để phục hồi và phát triển.  Rừng Tây Nguyên vẫn đủ giàu để các loài hoang dã tự phục hồi. Điều quan trọng là trả lại cho chúng môi trường sống an toàn và hành lang di chuyển đủ rộng theo tập tính của loài.  Chúng ta có quần thể voi hoang dã lớn nhất cả nước hiện đang sinh sống tại Vườn Quốc gia Yok Don, chúng là niềm hy vọng của bảo tồn voi Việt Nam. Nhưng chúng ta phải hành động ngay bây giờ và phải làm nhiều hơn nữa mới có thể đảo ngược tốc độ suy giảm quần thể loài.  Và tôi tin, với sự chung tay của người dân, của doanh nghiệp, sự quyết tâm của lãnh đạo các cấp, cùng sự nhiệt tình cống hiến của giới trẻ, nhất định chúng ta sẽ làm được.”
 
Niềm tin của Chi cục trưởng được tiếp lửa bởi thế hệ trẻ Tây Nguyên. Hơn 200 sinh viên từ trường Đại học Tây Nguyên cùng hàng trăm chiến sỹ Kiểm Lâm đến từ nhiều địa phương trong tỉnh, cùng các hiệp hội doanh nghiệp đã tới tham dự sự kiện. Đặc biệt là hoạ sỹ Trung Nghĩa và nhà thơ Nguyễn Thiên Ngân – hai người con sinh ra và lớn lên bằng nguồn nước và hạt gạo Tây Nguyên, trở về góp tiếng nói và truyền cảm hứng cho thế hệ của mình về tình yêu và niềm tự hào đối với thiên nhiên quê hương. 
 
Tây[-]Nguyên[-]quyết[-]tâm[-]bảo[-]vệ[-]các[-]loài[-]hoang[-]dã[-]còn[-]lại[-]của[-]mình
Nhiều người dân đến tham dự sự kiện
 
Chia sẻ về lý do mình tham gia chương trình, nhà thơ Thiên Ngân nói: “Tôi nghĩ, điều thiết thực nhất tôi có thể làm đó là truyền cảm hứng, khuyến khích mỗi bạn trẻ quê tôi tìm và nhận ra mối liên hệ cụ thể giữa bản thân mình và đàn voi rừng đang chết dần, hay cánh rừng đang bị thu hẹp từng ngày như điều chính tôi đã nhận ra. Để các bạn trẻ thấy mọi thứ trong cuộc sống này liên hệ với nhau một cách chặt chẽ, để bảo vệ rừng và tất cả những thứ liên quan như bảo vệ chính sinh cảnh, sinh kế và bản sắc của mình và những người mình thương yêu.” 
Hoạ sỹ Trung Nghĩa, người từng đã tưởng rằng mình không thể làm gì để giúp các loài hoang dã đang biến mất dần, bắt đầu cầm bút vẽ từ năm 2011. Anh muốn lưu giữ lại những tuyệt tác của thiên nhiên để thức tỉnh người xem về sự suy thoái của môi trường thông qua cách vẽ tranh thật khác biệt, sử dụng nghệ thuật khói, lửa và chất cháy. Lửa đã giúp loài người tiến hóa, con người cũng đã dùng lửa để tàn phá thiên nhiên, và giờ đây khói và lửa được dùng để thức tỉnh con người hãy thay đổi cách đối xử với thiên nhiên vì sự tồn vong của chính mình. Để chuẩn bị cho ngày trở về hôm nay, Trung Nghĩa đã cùng WWF thực hiện triển lãm “Ký ức tuổi thơ” với năm bức tranh về các loài động vật quý hiếm đã hoặc đang trú ngụ tại các cánh rừng Tây Nguyên. 
 
Ông Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia của WWF-Việt Nam chia sẻ: “Sự có mặt của các lãnh đạo tỉnh và sự tham gia đông đảo của thế hệ trẻ và người dân ngày hôm nay thể hiện sự quyết tâm của người dân Tây Nguyên trong công cuộc bảo vệ thiên nhiên và các loài hoang dã. Chúng ta có quyền tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp hơn khi con người sống hài hoà với thiên nhiên. Tôi hy vọng rằng cam kết ngày hôm nay sẽ được biến thành hành động cụ thể, thành phố Buôn Ma Thuột sẽ trở thành thành phố đầu tiên của Tây Nguyên không buôn bán các sản phẩm ngà voi, nhẫn lông đuôi voi và các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. WWF sẽ luôn đồng hành cùng chính quyền và người dân để thực hiện mục tiêu này.”
 
Sự kiện được tổ chức tại Trung tâm Văn hoá tỉnh Đắk Lắk, với sự tham gia của lãnh đạo UBND thành phố, Cục Kiểm lâm, các sở ban ngành liên quan, trường Đại học Tây Nguyên, các hiệp hội doanh nghiệp, đại diện báo chí và người dân. 

 

PHƯƠNG MAI (tinmoitruong@tinmoitruong.vn)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tây Nguyên quyết tâm bảo vệ các loài hoang dã còn lại của mình

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI