Quảng Trị: Điêu đứng vì trộm trâu bò lộng hành 
(23:14:24 PM 17/06/2011)
Những ngày này về thôn Phú Hưng gặp người dân, câu chuyện về nạn trộm cắp trâu bò như được họ nói mãi không hết.
Người đã bị bọn trộm “ghé thăm” thì lắc đầu, ngán ngẩm vì “tài sản” trị giá mấy chục triệu bạc đã tiêu tan, người “may mắn” chưa mất trâu, bò cũng không khá hơn vì suốt ngày đêm phải nơm nớp, tìm mọi phương cách để canh trộm.
Ông Nguyễn Năng Hạnh (53 tuổi, trú đội 3, thôn Phú Hưng) tiếc rẻ kể lại: “Sáng 20.4, đang định dắt con bò ra đồng thì tui phát hoảng vì chỉ còn thấy cái chuồng không. Nó là con bò nổi (bò đực lấy sức kéo - PV) nếu bán đi cũng được 20 triệu đồng chứ có ít ỏi gì đâu…”.
Ông Nguyễn Năng Hạnh (53 tuổi, trú ở đội 3, thôn Phú Hưng, xã Hải Phú, H. Hải Lăng, Quảng Trị) tiếc rẻ nhìn cái chuồng bò trống không
Trong rạng sáng hôm ấy, nhà chị Nguyễn Thị Nga (40 tuổi, sát với nhà ông Hạnh) cũng mất một lúc một con bò cái và hai con bê.
“Vì trong đêm trời mưa nên sáng ra vợ chồng tôi vẫn còn thấy dấu chân và dấu dép của kẻ trộm để lại trên đất. Chúng tôi đi theo đến đoạn đường đầu bìa rừng mới mất dấu này và lại thấy xuất hiện dấu bánh xe ô tô…”, chị Nga nói.
Không riêng gì nhà chị Nga, ông Hạnh mà hàng loạt người dân ở thôn Phú Hưng đều là nạn nhân của bọn trộm gia súc, như ông Trần Lộc (40 tuổi, trú đội 2, mất một con bò đực), ông Văn Đức Lịch (57 tuổi, mất một con trâu mẹ, một con nghé), bà Phan Hiền (52 tuổi, mất hai con bò lai)…
“Chúng toàn nhè vào lúc rạng sáng, lúc mọi người đang ngủ say mới lẻn vào, chó thì bị chúng “thuốc” cho lăn đùng ra cả. Nhà tui chừ con hai con trâu nhưng có đêm nào ngủ yên đâu, cứ phải đi ra đi vào để canh trộm. Nói xui xẻo, lỡ bắt gặp chúng chưa chắc đã làm được gì vì tui nghe bọn này đều mang theo dao, rựa khi hành động”, ông Nguyễn Hóa (57 tuổi) không giấu được bức xúc.
“Trước đây trộm chỉ xảy ra lác đác nhưng trong hai tháng nay ở thôn chúng tôi đã mất gần 15 con trâu, bò thì quả đáng báo động. Mất của là một chuyện nhưng cái công để nuôi lớn một con bò, con trâu để làm sức kéo giờ đây trở thành số không, trong khi việc đồng áng thì rất cần…”, ông Văn Công Trọng, trưởng thôn Phú Hưng ngao ngán.
Nhà bị mất trộm, hai chú bé này không còn bò nữa để mà chăn
Trao đổi với PV, ông Trần Thọ, Trưởng Công an xã Hải Phú cho biết, đã nhiều lần được người dân thôn Phú Hưng trình báo về nạn trộm trâu bò hoành hành tại địa phương nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu.
Ông Thọ cho rằng với năng lực của công an xã thì phía ông chỉ có trách nhiệm phối hợp làm hiện trường với công an huyện chứ để tổ chức mai phục bắt trộm thì e… hơi khó(!).
Trong khi đó, thượng tá Lê Hữu Hậu, Trưởng Công an H.Hải Lăng nói rằng: “Nhóm trộm này hoạt động rất tinh vi, địa bàn hoạt động rộng từ H.Hải Lăng đến cả H.Triệu Phong, thị xã Quảng Trị, chúng còn sử dụng cả xe ô tô để đi trộm. Sau khi người dân phản ánh, chúng tôi đã cho điều tra viên về các địa phương nhiều lần để nắm tình hình, dù đã có một vài nhận định nhưng chưa thể bắt được đối tượng nào vì chứng cứ chưa thực chắc chắn…”.
Điều đáng nói là khi các lực lượng chức năng đang loay hoay thì nhiều người dân ở thôn Phú Hưng cho PV biết, vì vừa lo sợ mất trộm vừa bức xúc nên họ đang có ý định giăng dây điện quanh chuồng trâu, bò để khi trộm lẻn vào thì tự chịu lấy trách nhiệm. Tuy nhiên, đây lại là một việc làm gây nguy hiểm đến tính mạng.
Người dân ở trong vùng còn rất nghèo nên chuồng trại nhốt trâu bò làm rất đơn sơ, dễ bị mất trộm
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
-
Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định
-
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
-
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
-
Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
-
“Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.
.jpg)