Nước ”hợp vệ sinh” không ai dám uống
(13:24:19 PM 15/11/2014)
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín (phải) kiểm tra nước sinh hoạt tại một hộ dân ở H.Hóc Môn - Ảnh: Đình Phú
Ông Tín nói: “Tôi không tin vào con số như vậy. Tôi đi kiểm tra thực tế 5 hộ dân tại H.Hóc Môn và Q.12 thì 3 hộ sử dụng nước sinh hoạt bị ô nhiễm. Nói là nước hợp vệ sinh mà trong đoàn đi kiểm tra khi tôi yêu cầu uống thử để xem thế nào thì không ai dám uống. Tôi uống thử thì thấy ngay là không thể nói đảm bảo vệ sinh được vì nước có mùi tanh, chua, nhiễm phèn”.
Mua từng can nước
Nằm trong vùng trung tâm 100 km2 của TP.HCM nhưng nhiều hộ dân ở Q.Bình Thạnh vẫn rơi vào tình cảnh thiếu nước sạch. Tại khu phố 2 và 3 (P.12), hằng ngày các hộ dân phải mang can nhựa đi mua nước sạch với giá 50.000 - 75.000 đồng/m3. Ông Bùi Văn Hương, 56 tuổi, kể: “Tôi ở đây mấy chục năm nay là cũng chừng ấy thời gian phải đi mua nước sạch về dùng. Mặc dù tôi có khoan giếng nhưng không uống hay nấu ăn được vì phèn”.
17 năm qua, hơn 100 hộ dân sống tại chung cư 234 đường Phan Văn Trị (P.11, Q.Bình Thạnh) cũng thiếu nước sạch trầm trọng. “Trước khi chung cư mọc lên thì nơi đây là nghĩa địa. Nước nhiễm phèn nặng lắm, giặt áo trắng đều bị ố vàng, nước để lâu đóng từng mảng màu vàng nhìn rất kinh”, chị Nga, nhà ở tầng 2, nói và cho biết mỗi ngày gia đình chị phải 2 lần mang can nhựa đi mua nước máy về nấu ăn, tắm cho con nhỏ. Những gia đình ở tầng 7 thì vất vả vô cùng vì chung cư không có thang máy.
Tại H.Củ Chi, ông Nguyễn Hữu Hoài Phú, Phó chủ tịch UBND huyện, cho biết toàn huyện có hơn 110.000 hộ dân chưa có nước sạch. Một số hộ dân được cấp nước sạch “nhưng thực ra là đơn vị cấp nước bơm lên (từ nguồn nước ngầm - PV) rồi bơm lại cho người dân sử dụng thôi”. Trên địa bàn mỗi xã của huyện bình quân có 2 nghĩa trang, có xã 3 nghĩa trang. H.Củ Chi cũng là nơi chăn nuôi tập trung của TP hiện nay nên chất lượng nguồn nước ngầm rất đáng lo ngại.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Trường, Phó chủ tịch UBND H.Bình Chánh, cho hay hiện mới có khoảng 41% trong tổng số 139.648 hộ dân của huyện được cấp nước sạch. Riêng xã Đa Phước không có hộ nào được cấp nước sạch.
“Quản lý vậy thì sao bàn được giải pháp ?”
Tại buổi họp của UBND TP.HCM ngày 14.11, Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín phê bình sự quan liêu của lãnh đạo các quận, huyện, các sở ngành liên quan trong việc giải quyết vấn đề nhu cầu nước sạch cho người dân.
“Có bao giờ các đồng chí xuống tận nhà dân để kiểm tra bà con đang dùng nước gì không? Tôi đi kiểm tra một số quận, huyện, khi hỏi cụ thể về thực trạng nước sạch ở các khu dân cư, lãnh đạo quận, huyện không biết, phường, xã không biết, khu phố cũng không biết nhà nào đã có nước sạch, nhà nào chưa có. Có đồng chí còn thắc mắc sao anh đi mà anh không báo trước cho em biết”, ông Tín bức xúc. “Quản lý vậy thì sao bàn được giải pháp? Mình làm chính quyền, mình phải biết người dân dùng nước gì để mà còn lo chứ”, ông Tín nói thêm.
Ông Nguyễn Thành Chung, Giám đốc Sở GTVT, phân trần: “SAWACO (Tổng công ty cấp nước Sài Gòn TNHH một thành viên) nói theo kế hoạch được Chính phủ phê duyệt thì đến năm 2025 mới phủ hết được nước sạch trên toàn địa bàn. Nếu hoàn thành sớm hơn đòi hỏi phải tăng vốn đầu tư…”. Ông Tín nói ngay: “Cứ nói nếu, nếu thì sao mà làm được. Phải có câu trả lời ngay chứ không nói kiểu giả định nữa. Bây giờ là phải dồn sức vào để làm”.
Ông Tín cho rằng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân TP, đặc biệt là ở các huyện ngoại thành rất cấp thiết, nhưng trong thời gian qua sự phối hợp giải quyết giữa Sở GTVT, các quận, huyện, SAWACO còn chậm, chưa thật sự quyết liệt. Trách nhiệm chính trước hết thuộc về Sở GTVT với vai trò điều phối, quản lý nhà nước.
“Giải quyết vấn đề nước sạch là do các sở ngành, quận, huyện và các đơn vị liên quan không chịu tích cực làm chứ không phải là khó”, ông Tín nói và giao Giám đốc Sở GTVT, Chủ tịch UBND các quận, huyện trong vòng 2 tháng phải hoàn thành việc khảo sát cụ thể thực trạng nhu cầu nước sạch của từng hộ dân. Sau khi có số liệu khảo sát, sở phải có kế hoạch chi tiết về lộ trình đầu tư theo từng năm, từng khu vực cụ thể trình UBND TP xem xét, bố trí vốn để bắt đầu từ năm 2015 tập trung nguồn lực đầu tư hoàn thành cấp nước sạch cho người dân trong vài năm tới, không phải chờ đến 2025.
Giải pháp trước mắt, SAWACO phải khẩn trương lắp đặt, xây dựng các bồn chứa, bể chứa ở những nơi chưa thể kéo đường ống nước sạch đến từng hộ dân.
“Những chuyện này mà các đồng chí không làm được nữa thì nên từ chức. Tôi nói gay gắt như thế mà các đồng chí có buồn tôi thì tôi chịu. Các đồng chí suy nghĩ đi để giúp cho người dân. Những gì tôi chỉ đạo, các đồng chí làm ngay thì sẽ có chuyển biến thôi. Sao cứ rề rà hoài”, ông Tín nói.
Hơn 320.000 hộ dân chưa có nước sạch
Nước sạch cho người dân từng được HĐND TP ban hành nghị quyết để thực hiện. Theo đó, đến cuối năm 2014, 100% hộ dân ở 3 quận: Thủ Đức, Bình Tân, 12, và 2 thị trấn Hóc Môn (H.Hóc Môn), Củ Chi (H.Củ Chi) phải được “phủ sóng” nước sạch sinh hoạt.
Tuy nhiên, ông Bạch Vũ Hải, Phó tổng giám đốc SAWACO, nhìn nhận kế hoạch này không thể đạt được do thiếu nguồn vốn, việc kéo đường ống cấp nước đến nhiều khu dân cư gặp khó khăn. Hiện trên toàn địa bàn TP vẫn còn đến hơn 320.000 hộ dân chưa được sử dụng nước sạch. Để “phủ sóng” nước sạch cho tất cả các hộ dân TP, theo tính toán đến năm 2025 cần nguồn vốn đầu tư lên đến khoảng 70.000 tỉ đồng.
Có bao giờ các đồng chí xuống tận nhà dân để kiểm tra bà con đang dùng nước gì không? Tôi đi kiểm tra một số quận huyện, khi hỏi cụ thể về thực trạng nước sạch ở các khu dân cư, lãnh đạo quận huyện không biết, phường xã không biết, khu phố cũng không biết nhà nào đã có nước sạch, nhà nào chưa có. Có đồng chí còn thắc mắc sao anh đi mà anh không báo trước cho em biết.- Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
- Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
- “Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
- Ninh Thuận: Phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ
- Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tưng bừng đón Tết Ramưwan
Bài viết mới:
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.