»

Thứ sáu, 10/01/2025, 18:48:12 PM (GMT+7)

Nông dân thuần hóa chim trời bán giá nửa triệu mỗi con Tin ảnh

(21:37:53 PM 23/06/2014)
(Tin Môi Trường) - Có giá 500.000 - 600.000 đồng/con, le le là món ngon đại bổ có khả năng phục hồi sức khỏe và tăng cường sinh lực, nhiều nông dân miền Tây đã quyết tâm thuần hóa loài chim trời này.


Anhg Sa Lê (dân tộc Chăm) ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành (An Giang)  là người đầu tiên trong tỉnh này nuôi le le bán hoang dã rất thành công. Hiện anh sở hữu đàn le le lên đến 500 con, mỗi năm cho thu nhập trên 150 triệu đồng.

Đàn le le của anh đang có trọng lượng từ 250 đến 300 gram/con. Dự kiến đến tháng 7 tháng  8 này là xuất chuồng, với giá bán từ 500.000 đến 600.000 đồng/con.

Anh Sa Lê cho biết, ý tưởng ban đầu nuôi loài chim trời này do anh xem trên tivi,  thấy có nơi đã nuôi hiệu quả nên anh quyết định thử nghiệm.

Con giống của anh đa phần mua từ người dân săn bắt ngoài thiên nhiên. Để có con giống, anh đã lùng mua khắp nơi từ Cà Mau, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, và cả sang Campuchia.

Qua nhiều năm nuôi và có kinh nhiệm, giờ đây anh đã có thể tạo con giống, bằng việc cho le le nuôi tự sinh sản.

Le le thường đẻ vào đầu mùa mưa, nhưng nhiều nhất tháng 7 đến tháng 8, mỗi con đẻ 8 đến 15 trứng. Sau khi nở vài ngày, le le con sẽ theo mẹ đi kiếm ăn.

Khu chuồng nuôi le le của anh Sa Lê cũng khá đơn giản. Với  hơn 1.000m2 đất sau nhà, anh đào ao và chừa lại 1/3 diện tích đất để trồng cỏ, dưới ao thả thêm lục bình, bèo,… tạo thức ăn phụ cho loài chim này.

Để bảo vệ đàn le le khỏi bị chuột, rắn tấn công hoặc đề phòng chúng bỏ đàn, anh dùng lưới quay thành một "ngôi nhà" kín.

Le le rất dễ nuôi, thức ăn chính là lúa và một số loại bèo, lục bình. Thời gian nuôi đến khi xuất bán khoảng 8 tháng tính từ lúc trứng nở.

Theo kinh nghiệm của anh Lê, trước khi thả nuôi, nên cắt tỉa bớt lông cánh để le le không bay qua khỏi lưới rào. Hiện  anh Sa Lê đang tìm đến máy ấp trứng công nghiệp. Dự tính sau khi xuất chuồng đàn le le này, anh sẽ đầu tư máy ấp trứng và đẩy mạnh cho le le đẻ vào tháng 7 – 8 tới, phục vụ  việc tái nuôi, cũng như cung cấp con giống cho khách hàng.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm, le le con bắt từ thiên nhiên sẽ dễ nuôi và mau lớn, sống trong môi trường bán hoang dã, loài chim này rất khỏe mạnh và hầu như chưa bao giờ mắc bệnh. Cũng vì vậy mà giá con giống mua ngoài tự nhiên hiện khá cao, từ vài chục đến trên 100.000 đồng/con.

Le le thịt của trại anh Lê đa phần được các nhà hàng lớn ở TP.HCM cũng như  ĐBSCL đặt tiền cọc trước, đợi ngày bắt bán.

Le le đang ngày càng trở nên quý hiếm, giá của loài này đang đắt hơn thịt vịt cả chục lần.

Từ loài chim trời chuyên sống thành đàn trong rừng, hiện le le đang được nhiều người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long thuần hóa, nuôi thương phẩm để cung ứng cho nhu cầu thị trường.

Một số nhà hàng coi thịt le le như một món ăn đẳng cấp và thường dành cho giới thượng lưu. Riêng những người sành ẩm thực thì coi le le là “hàng độc”, món đại bổ có khả năng phục hồi sức khỏe và tăng cường sinh lực, do vậy mà giá loài này khá đắt.

(Theo Tri thức trực tuyến)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nông dân thuần hóa chim trời bán giá nửa triệu mỗi con

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI