Nông dân Quảng Ngãi gặt lúa cho bò ăn 
(00:14:58 AM 17/06/2014)
Cánh đồng Gia Trà trải dài từ thôn Bình Bắc đến Bình Đông xã Tịnh Bình, là vựa lúa nuôi sống hàng trăm gia đình nơi đây. Đồng rộng khoảng 25ha, nhưng hệ thống thủy lợi không đến được, cây lúa chỉ sống nhờ nước trời. Nắng hạn khắc nghiệt trong mùa khô năm nay đã đưa hàng trăm gia đình vào thảm cảnh khi vắt kiệt nguồn sống của cây lúa.
Trên một đám ruộng nứt nẻ, hai em nhỏ Phan Thị Lệ Thi và Phạm Thị Kim Huệ tay cầm liềm thoăn thoắt gặt đám lúa bị cháy vàng. Em Thi nghỉ tay nói: “Đây là ruộng của nhà em, ba em cho bạn Huệ cắt cỏ về cho bò nhà bạn ấy”. Lát sau, anh Phan Văn Danh - cha của Thi - ra ruộng chở cỏ về. Anh Danh nói: “Nhà mình chỉ có 2,5 sào lúa đây thôi, bao nhiêu giống má, phân lạc, công sức coi như bị ông trời cướp trắng”. Đành đoạn cắt lúa cho bò, anh Danh thất thểu về với vẻ mặt buồn thiu.
Mẹ con chị Nguyễn Thị Hiền đang gặt những khóm lua cháy vàng trên đồng.
Hiện tại là thời điểm các trường bước vào kì nghỉ hè, vì thế trên cánh đồng Gia Trà rất dễ gặp các em nhỏ đi gặt lúa. Qua canh trưa, chị Nguyễn Thị Hiền dắt theo 2 con nhỏ ra đồng, chị Hiền nói: “Lúa chín gặt một lần thì mới gọi người dùm, giờ chỉ gặt lúa cho bò nên 3 mẹ con cứ thong thả, mỗi ngày gặt một ít”. Quan sát tổng thể cánh đồng thì vẫn có một vài đám lúa xanh, nhưng chị Hiền giải thích: “Mấy đám đó phải chạy nước giếng để cứu lúa, nhưng chỉ được một vài đám thôi, vì nước giếng cũng kiệt, chỉ đủ sinh hoạt và tắm cho heo, bò”.
Nắng hạn không chỉ thiêu đốt lúa mà cả cây bắp cũng héo quay quắt. Gia đình bà Trần Thị Chi đã gặt hết đám lúa 2 sào và một nửa đám bắp 1,5 sào để nuôi bò. Mưa xuống, bà Chi thở phào vì giữ lại được nửa đám. “Có cảm giác như ông trời càng ngày càng khắc nghiệt với nông dân”, bà Chi ngước mắt thở than.
Em Trần Minh Thọ gặt lúa về và cho bò ăn giúp gia đình.
Gần 60 năm gắn bó với ruộng đồng, ông Nguyễn Quảng chưa chứng kiến mùa hạn nào khủng khiếp như năm nay. Ông Quảng xót xa: “Nếu năm sau tiếp diễn như thế này thì chúng tôi sẽ bỏ luôn vụ hè thu sớm, kiếm kế sinh nhai khác”.
Không chỉ cánh đồng lúa Gia Trà bị lâm vào thảm cảnh, con số thống kê của huyện Sơn Tịnh cho thấy, toàn huyện có khoảng 150 ha không gieo sạ được, hơn 200 ha đã gieo sạ nhưng không có nước tưới. Hàng nghìn người dân đang lao đao vì nếu hạn hán kéo dài thì vụ hè thu xem như mất trắng, hầu bao khiêm tốn của người nông dân cũng bị nắng hạn làm cho teo tóp. Để đối phó với tình trạng hạn hán kéo dài, UBND tỉnh Quảng Ngãi đang có kế hoạch làm việc với huyện Sơn Tịnh và Bình Sơn để họp bàn và triển khai các phương án chống hạn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
-
Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định
-
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
-
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
-
Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
-
“Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.
.jpg)