Nơm nớp hà bá "nuốt" người ở "đảo không tên" Thanh Hóa
(15:29:20 PM 06/12/2012)Khu phố xập xệ giáp sông Mã
Cái tên “đảo không tên” là do người dân nơi đây tự đặt lấy, bởi khu vực này nằm cách biệt với cuộc sống nhộn nhịp, lộng lẫy của phố phường. Thực tế tên hành chính của nơi đây là khu phố Tiền Phong, P. Nam Ngạn, TP Thanh Hóa.
Con hẻm nhỏ của khu phố chỉ vừa một người đi. |
Theo cách tính của những người già ở đây, chiều dài khu phố khoảng gần 1000m, rộng từ mép chân đê ra đến mép sông là 30m. Khu phố Tiền Phong gần như hoàn toàn độc lập ngoài chân đê sông Mã. Cả khu phố có vẻn vẹn 202 ngôi nhà, trong đó có tới 18 hộ thuộc diện nghèo, 16 hộ cận nghèo và 3 hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Luồn lách qua các con hẻm nhỏ chỉ vừa một người đi, gió thổi từng cơn, cái lạnh càng lùa sâu vào từng ngôi nhà chỉ rộng hơn 10m2.
Những ngôi nhà lụp xụp chật trội |
Cụ Trần Thị Minh (84 tuổi), một mẹ liệt sĩ, sống trong căn nhà chưa đầy 15m2 chia làm 4 ô cho 4 hộ gia đình. Cụ chưa bao giờ được thấy phố phường tấp nập như thế nào. Cụ sống ở đây từ nhỏ, cái ước mơ bé bỏng muốn được “vào bờ” từ hồi còn bé, giờ vẫn chỉ là sự hi vọng mong manh.
Cụ bà Trần Thị Minh đang cố gắng bơm nước trên “đảo không tên”. |
“Khu nhà tôi như một cái đảo, cái đảo không tên. Tôi mong muốn lên bờ lâu lắm rồi. Đã nhiều qua đi nhưng ước mãi đâu có được”, cụ Minh móm mém tâm sự.
Lang thang qua mấy con hẻm nhỏ, tôi bắt gặp ánh mắt hồn nhiên, trong sáng của những đứa trẻ thơ. Bên vòng tay âu yếm của mẹ, những đứa trẻ chẳng hề hay biết những khó nhọc trên “đảo không tên” này. Và rồi tương lai của những đứa trẻ ấy có giống như cụ Minh!
Được biết, khu phố Tiền Phong này trước đây là Hợp tác xã vận tải Tiền Phong từ những năm 1950. Đến năm 1992, HTX này giải thể, người dân ở đây mua thuyền sống lênh đênh trên nước. Sau đó, có người lên “đảo không tên” dựng nhà tạm để ở rồi lũ lượt những người khác cũng theo lên.
Người lớn ở đây mưu sinh bằng việc đi bốc vác, làm thuê làm mướn, bán bánh mì... Một số đứa trẻ không có tiền đi học thì ngày ngày cũng phải đi gói nem, gói bánh kẹo kiếm tiền. Lao động vất vả là vậy nhưng họ cũng chỉ đủ sống tạm qua ngày.
Người dân làm đất cấy rau bên cạnh mép nước sông Mã. |
Nỗi sợ hãi mất mạng vì Hà Bá
Trong con hẻm nhỏ, chị Lê Thị Lới (36 tuổi) cố ngồi trên chiếc xe đạp cũ kỹ chầm chậm lao từ mặt đê xuống sân nhà.
Chị Lới về làm dâu của “đảo” này được gần 13 năm. Hiện nay chị đang làm công nhân cho một xưởng than trong TP Thanh Hóa. Thông thường cứ 5h sáng là chị đạp xe đi làm, tối 7-8h mới về. Hôm nay xưởng hết việc nên chị được về nhà sớm.
Gạt chân chống, dựng chiếc xe đạp bên góc nhà, chị Lới lấy túi rau đang treo ở ghi đông xuống nhặt, tranh thủ nấu cơm cho hai đứa trẻ sắp đi học về ăn. Làm ở xưởng than chị được trả 2 triệu đồng/tháng, không được hưởng một ngày nghỉ nào. Vất vả, khó khăn là vậy nhưng chị quyết tâm không cho các cháu nghỉ học để sau này còn tìm cách thoát khỏi “hòn đảo” này.
Chị Lới tranh thủ đãi gạo nấu cơm cho hai đứa con sắp đi học về. |
Cái đói, cái nghèo len lỏi vào từng góc phố, con hẻm của “hòn đảo” này. Có những hoàn cảnh còn bi đát hơn nhiều gia đình chị Lới, họ sống dưới những mái nhà lợp bằng pro - xi măng cũ kỹ, dột nát, nheo nhóc miếng cơm manh áo…
Trong căn nhà lụp xụp, bà Đỗ Thị Lan (63 tuổi) đang lủi thủi một mình bên bếp lò chia sẻ: “Con gái tôi lấy chồng ở xa, còn mình tôi sống bằng tiền trợ cấp của nhà nước, mỗi tháng được 150 nghìn đồng. Tôi đi nhặt cỏ thuê mỗi ngày cũng được 2-3 nghìn mua mớ rau ăn đạm bạc qua ngày”.
Nước ăn hằng ngày, bà con nơi đây phải xách can vào phố mua với giá 1000 đồng/ lít. Bởi nước ở đây không thể dùng được, những chiếc giếng khoan sâu mà không hết mùi bùn sông. Nước giếng khoan chỉ có thể dùng cho việc giặt giũ.
Tuy nhiên, nỗi sợ hãi lớn nhất của người dân nơi đây là “Hà Bá” ghé thăm. Mỗi lần có tin bão lũ về là cả khu phố phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
“Ở đây, năm nào bà con cũng chuẩn bị tinh thần để chạy nước. Như đợt vừa rồi, nghe tin bão Sơn Tinh đổ bộ về, cả khu phố đã nháo nhác chạy vào phố tìm chỗ lánh nạn. Có những năm phải chạy 2 đến 3 lần. Nhiều giấy tờ, tài sản bị nước sông cuốn đi mất, bà con nhân dân ở đây khổ lắm” - ông Nguyễn Đức Hùng, Trưởng khu phố Tiền Phong cho biết.
Trao đổi với PV, ông Ngô Quốc Huy – Chủ tịch UBND phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa bày tỏ: “Trước những khó khăn, nguyện vọng của bà con nhân dân khu phố Tiền Phong, không riêng gì về phía phường mà ngay cả Thành phố cũng đã có hướng di dời toàn bộ các hộ dân lên mặt bằng mới trong phố. Nhưng cho đến bây giờ cái khó khăn là nguồn vốn để thực hiện. Chúng tôi cũng đang tiếp tục đề nghị”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
- Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
- “Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
- Ninh Thuận: Phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ
- Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tưng bừng đón Tết Ramưwan
Bài viết mới:
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.