Nỗi buồn... không tăng ca
(08:37:05 AM 03/12/2012)
Bữa cơm đạm bạc sau nhiều ngày ăn mì gói của nhóm công nhân làm việc ở Khu chế xuất Linh Trung 1 - Ảnh: M.Hương |
Năm nay kinh tế suy thoái, sản xuất khó khăn, nhiều phân xưởng vắng hoe vì không có hàng, mùa tất bật tăng ca của công nhân đã đổi thành mùa âu lo trĩu nặng...
Vừa thấy bóng chị Ngô Mỹ Linh - công nhân Công ty Nissei (KCX Linh Trung, TP.HCM) - bước vào phòng, công nhân ở trọ chung phòng D16 khu lưu trú công nhân Linh Trung nhao nhao nói: “Chị này cả tháng rồi chỉ ăn mì gói. Buổi chiều, bọn em về góp tiền nấu nướng, ăn tối với nhau thì không thấy chị động đậy gì, chỉ nằm im trên giường, kéo riđô kín mít. Lát sau, chờ mọi người ăn xong hết, chị mới dậy nấu mì, có khi chị ấy còn ăn mì sống...”.
Mì gói, bắp luộc thay cơm
Mỹ Linh vừa đi chợ về. Cô chỉ mua một bọc cà chua. Có cà chua để nấu mì đã là sang. Mấy bữa trước ăn mì nấu ngán quá, Linh ăn cả gói mì sống cho qua bữa. Trên nền phòng trọ, một nhóm công nhân quây quần bên nồi canh chua đầu cá lóc nấu bắp chuối: một cái đầu cá nhỏ dành cho ba người ăn. Các cô khoe đây là bữa cơm ngon nhất suốt tháng vừa rồi. Bình thường cả nhóm chỉ ăn rau luộc, đậu hũ, cá kho mặn.
Vừa ngồi ăn cơm dưới đất, Nguyễn Thị Mai Hương - quê ở Nghệ An, bạn chung phòng, chung công ty với Linh - nói: “Dạo ni bọn em toàn phải nghĩ đủ cách để tiết kiệm tối đa. Sắp tết tới nơi rồi, công ty ít có hàng để tăng ca nên thu nhập teo tóp lắm. Thưởng tết chưa nghe công ty thông báo gì. Giờ chỉ còn cách nhín ăn, nhín xài mới mong dư được chút ít mua quà tết gửi về quê cho gia đình”.
Cách đó không xa, trong phòng C7, chị Nguyễn Thị Vui, công nhân Công ty Freetrend (KCX Linh Trung), đang nằm dán lưng trên giường. Đã gần 19g mà chị chưa ăn gì. Nồi cơm chưa cắm điện nằm chỏng chơ. Chị Vui bảo: “Lâu lắm rồi mình không nấu cơm, trưa ăn ở công ty, chiều về ăn mì gói hay ăn vớ vẩn gì đó cho xong, đỡ tốn kém”. Chị Vui làm ở xưởng thêu của công ty. Năm nay, xưởng rất ít tăng ca nên hầu như ngày nào chị cũng được về sớm.
“Mọi năm bằng giờ này là tăng ca dữ lắm, cả tuần tăng ca đủ năm ngày. Bây giờ thì chỉ tăng ca 1-2 ngày thôi. Hôm rồi mình dồn tiền mua áo lạnh, giày, vớ gửi về cho bà ngoại và thằng cu. Từ giờ tới tết cố tiết kiệm để lo quà tết. Hai năm rồi mình chưa được gặp con, toàn nghe nó hát, nói qua điện thoại. Lần nào gọi điện nó cũng hỏi mẹ chừng nào về. Tết này mình cũng không về. Cố làm cho đến tết, nếu tình hình vẫn cứ khó khăn thế này chắc mình xin nghỉ, làm thủ tục hưởng ít tháng trợ cấp thất nghiệp rồi về quê để được gần con”. Vừa nói chị Vui vừa mở điện thoại khoe hình và đoạn ghi âm thằng cu nhà chị hát bài Cả nhà thương nhau. Chị cười mà rơm rớm nước mắt.
19g, công viên ở KCX Tân Thuận (Q.7) lố nhố từng tốp công nhân đứng, ngồi. Tối nay công nhân ở nhiều công ty không tăng ca nên họ ra công viên hóng mát thay vì ngồi trong phòng trọ chật chội. Nhóm công nhân của Công ty FAPV ngồi ăn tối bằng đậu phộng luộc, bắp luộc. Chị Trần Thị Sa, 24 tuổi, làm ở công ty này được năm năm. Chị nói: “Tụi mình ở trọ chung, cuối tháng hết tiền nên ít khi nấu cơm mà ra ngoài kiếm gì ăn sơ sài thôi. Cũng gần cuối năm nhưng công ty ít tăng ca. Tết sắp tới, gia đình ở quê trông mình gửi tiền về. Nhà dột dữ lắm rồi...”.
Chị Sa quê ở Tiền Giang, trong nhà chỉ có mình chị lo toan cho cha mẹ đau bệnh. Mong ước lớn nhất của chị tết này là thay mái tôn mới cho ngôi nhà liêu xiêu ở quê. “Nếu không tăng ca nhiều, mình chỉ còn cách ăn uống kham khổ hơn chút nữa để nhín tiền đem về...” - chị Sa nói. Theo cách nói của chị, bữa ăn bình thường của chị và các công nhân khác với đậu hũ, rau muống, hay chỉ là bắp luộc như tối nay vẫn... chưa đủ kham khổ!
Còn chị Ngô Thị Cương - 18 tuổi, công nhân Công ty ViNa, KCN Tân Tạo, Q.Bình Tân - dự tính về quê từ tháng 11 âm lịch. Chị nói: “Dạo này công ty một tuần chỉ tăng ca 1-2 lần nên chẳng được bao nhiêu tiền. Mẹ ở quê (Nghệ An) nói tôi về trước một tháng để đỡ tiền xe. Bình thường tiền xe gần 600.000 đồng, gần tết tăng gấp đôi trong khi lương không nhín ra được chút nào...”.
Xoay xở làm thêm
Ngày nào cũng vậy, hễ tan ca ở công ty xong, bà Nguyễn Thị Cát - 44 tuổi, quê Trà Vinh, công nhân Công ty may Busen - lại hối hả đến nhà bà chủ khu trọ ở đường Tây Lân, P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân để phụ việc nhà. Bà khoe: “Phụ việc như vậy mỗi tháng bà chủ bớt cho mình vài ba trăm ngàn đồng tiền phòng, cũng đỡ lắm”.
Chồng mất, bà rời quê lên TP.HCM làm công nhân may gần 13 năm nay. Con lớn 12 tuổi và con út 10 tuổi phải gửi lại cho người quen ở quê. Nghe nhắc tới con, bà xót xa kể: “Hôm rồi, hai đứa nhỏ bị bệnh, nóng ruột quá mà đâu dám xin nghỉ, đành phải gọi điện về năn nỉ hàng xóm qua thăm chừng giùm”. Bà cho biết vào thời điểm này năm trước, công ty tăng ca nhiều, thu nhập có khá hơn. “Cứ khó ngặt như vầy tui đang mượn tiền để mua cái máy may, tranh thủ những ngày không có hàng hoặc thức đêm lãnh đồ về sửa kiếm thêm thu nhập” - bà cho biết.
Trong khu trọ công nhân cách Khu công nghiệp Tân Tạo chừng 3km, Nguyễn Đình Chiến - 18 tuổi, công nhân Công ty Đỉnh Vàng - cho biết anh đang chuẩn bị bán thêm trái cây ban đêm kiếm tiền về quê. Chiến quê Nghệ An, thi trượt đại học nên đi làm công nhân ở TP.HCM được hai tháng. Chiến lo lắng: “Em chưa quen với cách sống trong này. Em tính bán ổi, xoài này nọ ban đêm ở mấy khu chợ tự phát để kiếm thêm, nếu không chắc tết này em ở lại Sài Gòn”.
MAI HƯƠNG - YẾN TRINH - NGUYỄN NGỌC
Tăng mức chăm lo cho công nhân cao hơn mọi năm
Trước tình hình đời sống của người lao động đang gặp nhiều khó khăn, Liên đoàn Lao động TP.HCM đã yêu cầu các ban chấp hành công đoàn cơ sở chủ động đề xuất với người sử dụng lao động về đối tượng công nhân có hoàn cảnh khó khăn cần được chăm lo, đối tượng công nhân ngoài TP cần hỗ trợ vé xe về quê để doanh nghiệp có trách nhiệm chủ động chăm lo.
Ban chấp hành công đoàn cơ sở chủ động nguồn kinh phí của công đoàn để thăm, tặng quà cho đoàn viên công đoàn. Trường hợp doanh nghiệp thật sự khó khăn không thưởng tết thì ban chấp hành công đoàn cơ sở căn cứ vào nguồn kinh phí của đơn vị để tổ chức thăm, tặng quà. Nếu công đoàn cơ sở không có kinh phí thì báo cáo danh sách những công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về công đoàn cấp trên để có biện pháp chăm lo hợp lý.
Đặc biệt, theo Liên đoàn Lao động TP, mức chăm lo của các cấp công đoàn năm nay tăng hơn mọi năm: giá trị quà tặng và tiền mặt mức thấp nhất là 200.000 đồng/trường hợp. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
- Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
- “Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
- Ninh Thuận: Phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ
- Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tưng bừng đón Tết Ramưwan
Bài viết mới:
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.