Những Phụ nữ không có ngày 8 - 3
(18:20:27 PM 08/03/2016)Đối với họ- những nữ công nhân chuyên làm đẹp cho phố phường thì 8/3 vẫn là 1 điều gì đó xa xỉ
8-3 quốc tế phụ nữ, ngày để chúng ta tôn vinh một nửa của thế giới, tri ân công ơn những người bà, người mẹ, người chị. Dành tặng cho họ những lời chúc tụng, khen ngợi, những món quà, bông hoa tươi thắm, những điều đẹp đẽ nhất mà họ xứng đáng nhận được. Đối với hàng triệu phụ nữ Việt Nam đây là ngày họ cảm thấy hạnh phúc, thế nhưng giữa dòng chảy tấp nập của cuộc sống vẫn có biết bao người phụ nữ chưa được tận hưởng niềm hạnh phúc ấy.
Đối với họ- những nữ công nhân chuyên làm đẹp cho phố phường thì 8/3 vẫn là một điều gì đó xa xỉ, khi từng ngày, từng giờ, từng phút họ vẫn đang miệt mài làm sạch từng con đường, góc phố. Với họ niềm hạnh phúc lớn nhất là một ngày được nghỉ ngơi bên gia đình, một ngày công việc xong sớm để nhanh về với con cái hay đơn thuần chỉ là trời đừng mưa to, đừng nắng gắt để công việc của họ đỡ đi phần nào vất vả.
Ngày nào cũng thế, bất kể là mưa hay nắng chị Mai- công nhân đội 4 công ty môi trường đô thị Hà Nội vẫn luôn miệt mài với công việc làm đẹp cho phố phường của mình. “Công việc của bọn chị không có ngày nghỉ, đêm giao thừa còn ở ngoài đường nữa thì mùng 8/3 cũng không phải là ngoại lệ” -chị Mai chia sẻ.
Quê tận Nam Định, lên Hà Nội kiếm sống chị gắn bó với nghề cũng được chục năm rồi. Hàng ngày, bắt đầu ca làm việc từ 5h chiều, đẩy xa rác đi khắp các ngõ ngách ở khu Nhân Hòa để thu gom rác. Công việc trong ngày thường vất vả hơn vào tầm này khi phải đẩy những xe rác nặng nặng trịch đi vào khắp hang cùng ngõ hẻm, những con ngõ chật chội lại đông người qua. Thu gom hết rác trong khắp các ngõ ngách lại đẩy xe đi dọc các con phố để quét sạch những đống rác to nhỏ trên vỉa hè, lòng đường.
Vừa đi thu gom rác chị vừa tranh thủ nhặt nhọm những chai lọ từ trong lẫn trong đống rác ra riêng, để ngày mai trên đường đi làm lại đem đi bán đồng nát. Kiếm thêm chút thu nhập, bởi với đồng lương công nhân ít ỏi, một tháng lương chưa cầm “nóng tay” đã hết chị phải tích cực làm thêm bằng cách ấy, tuy chẳng nhiều nhưng cũng thêm thắt được đôi đồng gửi về quê cho con cái
Mưa mỗi lúc thêm dày, cái lạnh vì thế cũng nhân lên, mặc áo mưa đội nón lụp sụp tôi gặp chị Oanh trên phố Trần Duy Hưng khi đang hì hục đẩy xe rác. Thấy tôi đưa máy lên chụp ảnh chị đã vội nói: “chỉ là quét rác thôi có gì mà chụp ảnh hả em” rồi thân mật như đã quen từ lâu chị chia sẻ: “Công việc này vất vả lắm em ạh, mưa thế này chứ to nữa cũng phải đi, 8/3 hay tết nhất thì cũng vẫn thế thôi cũng phải 12-1h đêm mới được về, càng ngày lễ ngày tết thì càng nhiều rác”.
Miệt mài dọn rác
Hà Nội càng về khuya càng lạnh, gặp chị Luyện, chị Hà trong bữa ăn khuya cuối ca làm việc cũng đã gần 1h sáng, quần quật với chục chiếc xe rác đầy phè từ buổi tối cho tới tận nửa đêm giờ các chị mới rảnh tay tranh thủ ngồi ăn cho đỡ đói.
Khi được hỏi mùng 8/3 của chị có gì vui không? Chị Luyện bần thần: “vui gì đâu, lễ tết như thế này thấy tủi thân lắm, người ta thì được ở nhà đi chơi với chồng con còn mình thì cứ lang thang ngoài đường với cái xe rác cao ngập mặt, đêm nay còn đỡ chứ mấy hôm nữa qua 8/3 người ta lại thi nhau vứt hoa bừa bãi đầy đường, chúng tôi lại tha hồ mà quét chứ vui gì 8/3”.
Một tiếng thở dài thượt chất chưa bao nỗi niềm…Đấy chỉ là ba trong số rất nhiều nữ công nhân tôi may mắn gặp được trước thềm 8/3, những nỗi niềm riêng họ chia sẻ nhưng lại là tâm sự chung của rất nhiều nữ công nhân khác.
Đêm Hà Nội về khuya vắng lặng, phố phường đã chìm vào giấc ngủ, nhưng trên những con đường tuyến phố bóng dáng những những nữ lao công vẫn miệt mài lao động bất chấp hôm nay là ngày gì.
Tiếng chổi xè xè vẫn đều đều vang lên nhịp nhàng mỗi tối. Sau những giờ lao động quần quật họ lại ngồi tụm lại kể cho nhau nghe những câu chuyện về gia đình, công viêc, về những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Không gian lúc rộ lên những nụ cười giòn tan lúc lại trầm lắng trầm lắng bên tiếng thở .
Chính họ, các cô, các chị những người đón nhận những thời khắc đầu tiên của ngày 8/3 và cũng chính họ là những người làm công việc “hậu 8/3” vào những buổi đêm ngày hôm sau nhưng lại chưa bao giờ được hưởng một ngày 8/3 đúng nghĩa, bởi công việc, bởi cuộc sống mưu sinh, lo toan còn lắm chật vật khiến họ đâu thể ước cho mình những điều xa xôi như thế.5
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
- Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
- “Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
- Ninh Thuận: Phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ
- Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tưng bừng đón Tết Ramưwan
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.