»

Thứ ba, 21/01/2025, 10:53:14 AM (GMT+7)

Những người nhặt "tiền sạch" trên sông Đồng Nai

(20:35:32 PM 22/06/2015)
(Tin Môi Trường) - Sông Đồng Nai (đoạn chảy qua Thành phố Biên Hòa) được thiên nhiên ưu đãi nên nhiều thủy sản. Tùy theo từng khúc sông, thì người dân làm những nghề khác nhau như: nghề đánh chài lưới bắt cá; nghề lặn mò tôm càng; nghề cào hến...

Bên cạnh đó, cũng có một số nghề cũng..."lạ". "Lạ" vì chỉ có phụ nữ mới dám làm và có sức khỏe dẻo dai mới làm được mà thôi.

 

Lặn lội nơi khúc sông dơ để đãi trùn chỉ

 

Những[-]người[-]nhặt[-]"tiền[-]sạch"[-]trên[-]sông[-]Đồng[-]Nai

Những[-]người[-]nhặt[-]"tiền[-]sạch"[-]trên[-]sông[-]Đồng[-]Nai

Công việc mưu sinh hàng ngày của chị Vân là len lỏi qua mấy con rạch đen ngòm trên sông Đồng Nai để vớt và đãi trùn chỉ.

 

Chị Nguyễn Thị Vân, 44 tuổi, nhà P.Thống Nhất (TP.Biên Hòa) cho chúng tôi biết đã “mần” cái nghề này cũng gần 8 năm nay. Chị Vân tiết lộ muốn tìm trùn chỉ nhiều thì phải bơi ghe len lỏi qua những con rạch nhỏ trên sông Đồng Nai như: rạch Gió, rạch Bà Thầy, rạch Chìm Tàu...Những con rạch này là nơi tập trung của những đường ống cống xã nước thải từ TP.Biên Hòa ra sông. Cho nên nước ở đây đen ngòm, rất dơ nhưng lại là nơi trùn chỉ sinh sôi nảy nơi nhiều.

 

Công việc chính của chị Vân là dùng vợt múc mớ bùn, có mấy con trùn chỉ nhỏ tí tí, lúc nhúc. Sau đó, đem ra chỗ có nước sạch đãi bớt bùn, thu gom trùn chỉ. Cả ngày, chị Vân đảo quanh mấy con rạch đen ngòm, chỉ đãi được khoảng 1 ký trùn chỉ. Sau đó, đem giao “trùn sạch”cho mấy tiệm bán cá kiểng với mức giá từ 280.000 đến 300.000 đồng/ 1 ký.


"Nghề này ai chịu khó và chịu trận giỏi lắm cũng được...5 năm vì hàng ngày tiếp xúc với bùn dơ, nước bẩn nên nảy sinh nhiều thứ bệnh như : viêm xoang, viêm mũi,viêm da...Còn tôi là tôi "chai" với mấy cái bệnh đó rồi nên vẫn cứ tiếp tục bám nghề đãi trùn chỉ này để kiếm tiền...", chị Vân nói ngắn gọn rồi đẩy ghe bơi đi tiếp tục mưu sinh.


Giang nắng cả ngày để vớt rác ve chai trên sông

 

Những[-]người[-]nhặt[-]"tiền[-]sạch"[-]trên[-]sông[-]Đồng[-]Nai

Những[-]người[-]nhặt[-]"tiền[-]sạch"[-]trên[-]sông[-]Đồng[-]Nai

Dù công việc thu nhặt ve chai trên sông vất vả mà thu nhập không nhiều nhưng cũng đã gắn bó với chị Hiền suốt 10 năm qua.


Trong khi đó, chị Trần Thị Hiền, 42 tuổi, nhà ở làng cá bè Tân Mai(P.Tân Mai, TP.Biên Hòa), suốt 10 năm nay chị làm một nghề là… nhặt ve chai trên sông. Hàng này, sau khi hoàn tất công việc cho cá trên bè ăn, chị Hiền dong chiếc ghe nhỏ dọc theo con sông Cái, một nhánh của sông Đồng Nai, để vớt rác trôi nổi trên sông. Rác này phải là những thứ có thể bán ve chai được như : thùng nhựa, chai nhựa, vỏ lon bia (do khách ngồi nhậu quanh mấy cái quán ven sông, cao hứng uống xong rồi vứt xuống dòng sông). Thậm chí khi thấy những thứ không bán được như:  khúc gỗ, tấm ván,túi xốp… trôi nổi thì chị Hiền cũng vớt hết lên ghe của mình luôn.Cả một buổi trời nắng chang chang, rong ruổi xuôi ngược trên khúc sông quen thuộc, chị Hiền cũng kiếm được cũng khoảng 40.000 – 70.000 đồng mà thôi.


"Nghề nuôi cá bè càng ngày càng bấp bênh lắm! Nhà tôi có 4 miệng ăn, nuôi cá bè không thôi thì không đủ sống nên phải bươn chải trên mặt sông này mà nhặt ve chai kiếm thêm đồng ra đồng vào…", chị Hiền bày tỏ.


Và chị Hiền, chị Vân cũng cho chúng tôi biết thêm là hiện tại "đội quân tóc dài" làm cái nghề...nhặt ve chai và đãi trùn chỉ trên sông cũng khoảng 10 người.


Có thể nói, những người phụ nữ chịu thương chịu khó như chị Vân, chị Hiền cả ngày lặn lội và giang nắng trên sông để mưu sinh thì công việc của họ thật đáng trân trọng. Bởi vì cũng đã góp phần làm sạch con sông Đồng Nai. Họ đã vớt và lọc hết những thứ rác rưởi và bùn dơ tồn ứ do con người vô tình cứ tiện tay “xả” hết ra sông…

Bài & ảnh: BÙI TRƯỜNG TRÍ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những người nhặt "tiền sạch" trên sông Đồng Nai

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI