»

Chủ nhật, 23/02/2025, 16:26:45 PM (GMT+7)

Những khu du lịch thay đổi hình ảnh điểm đến Việt Nam

(18:04:04 PM 22/12/2017)
(Tin Môi Trường) - Nếu du khách đến Dubai có thể bỏ quên Ipad ở quán café mà chẳng lo bị mất, thì đến những khu du lịch Sun World, họ có thể chắc chắn những món đồ trót lỡ bị bỏ quên sẽ được khu du lịch trao đến tận tay, dù nó đáng giá cả gia tài hay chỉ là cái ô che nắng.

Những[-]khu[-]du[-]lịch[-]thay[-]đổi[-]hình[-]ảnh[-]điểm[-]đến[-]Việt[-]Nam

Tủ đồ thất lạc ở Fansipan 

 

Điểm đến trung thực nhất thế giới

 
Cả thế giới sẽ hiểu đó là Nhật Bản, quốc gia mà du khách vẫn nói đùa rằng dù đánh rơi mẩu báo vừa đọc trên ghế chờ xe bus thì bạn cũng sẽ được nhận lại. 
 
Ở Nhật Bản, chuyện nhặt được của rơi, trả người đánh mất là nét đẹp văn hóa luôn được cả xã hội coi trọng. Sự trung thực đã ngấm vào mỗi người dân nước này, từ khi họ còn là đứa trẻ. Giáo sư Toshinari Nishioka, cựu cảnh sát và hiện là giáo sư tại đại học nghiên cứu quốc tế Kansai, Nhật Bản chia sẻ: “Khi đứa bé chỉ nhặt trả 1 hoặc 5 Yên, cảnh sát cũng rất nghiêm túc nói rằng: cháu đã làm rất tốt. Họ làm thế để vun đắp lòng tự trọng và cảm giác làm được điều có ích cho trẻ em. Nhiệm vụ của cảnh sát không chỉ là trấn áp tội phạm, mà còn cố gắng thúc đẩy những hành động tốt đẹp nơi cộng đồng địa phương”. 
 
Không chỉ bố trí hàng nghìn chốt cảnh sát nhỏ - còn gọi là koban - rải rác khắp các thành phố và vùng ngoại ô để ai đó nhặt được đồ bị rơi sẽ dễ dàng tìm được địa chỉ trả lại cho người bị mất, mà ở các khu vui chơi, điểm du lịch ở Nhật Bản cũng đều có những khu vực “tập kết” các món đồ thất lạc “chờ” tìm lại chủ nhân. 
 
Như ở Tokyo Disneyland - khu vui chơi giải trí lớn nhất Nhật Bản, du khách có thể tìm được tất cả thông tin chỉ dẫn cũng như tin tức về đồ đạc bị thất lạc tại cửa phía đông. Và một điều chắc chắn là bất cứ người Nhật nào khi nhặt được của rơi đều tìm mọi cách đưa về khu vực giữ đồ thất lạc để trả lại người đánh mất. 
 
Những[-]khu[-]du[-]lịch[-]thay[-]đổi[-]hình[-]ảnh[-]điểm[-]đến[-]Việt[-]Nam
Tủ đồ thất lạc ở Ba-Na-Hills 
 
Nỗ lực tạo dựng hình ảnh cho du lịch Việt Nam
 
Không khác Tokyo Disneyland, Sun World Ba Na Hills hay bất cứ khu du lịch mang thương hiệu Sun World nào của Tập đoàn Sun Group cũng đều có tủ đồ thất lạc. Và mỗi ngày, nhiều câu chuyện tưởng như không thể xảy ra ở các điểm đến ấy vẫn đều đặn được kể.
 
Như chuyện anh Lê Quang Thuận cùng người em họ lặn lội đi từ An Giang đến Đà Nẵng để lên Bà Nà chơi bằng được đã sơ suất để quên chiếc túi với số tiền lên đến 300 triệu đồng khi xuống cáp hồi tháng 7 vừa qua chẳng hạn. Thất vọng, buồn bã, anh Thuận không bao giờ nghĩ mình có thể tìm lại khối tài sản ấy. Vậy mà chỉ sau 5 ngày, khu du lịch đã mời anh đến nhận lại tài sản được tìm thấy. Xúc động, nước mắt đã rơi trên khuôn mặt người đàn ông rắn rỏi, anh bảo: “Lời cảm ơn những con người ở Bà Nà Hills là không sao nói hết”.
 
Tháng 7 vừa qua, cũng tại Khu du lịch Bà Nà Hills, vợ chồng anh Nguyễn Hữu Châu và chị Nguyễn Thị Hương (đến từ Hà Nội) vô cùng mừng rỡ khi nhận lại số tiền hơn 100 triệu đồng thất lạc trong quá trình vui chơi tại đây. “Tôi đã không tin đó là sự thật cho đến khi nhân viên khu du lịch trân trọng trả lại tận tay cho vợ chồng tôi túi xách với số tiền nguyên vẹn. Sau khi tìm hiểu tôi còn được biết Sun World Bà Nà Hills có cả một quy trình trao tìm kiếm và trả tài sản thất lạc cho du khách”, anh Hữu Châu nói.
 
Những[-]khu[-]du[-]lịch[-]thay[-]đổi[-]hình[-]ảnh[-]điểm[-]đến[-]Việt[-]Nam
Nhân viên Sun World Ha Long được khen thưởng sau trao trả tài sản cho khách
 
Đến Sun World Ba Na Hills, ai cũng sẽ thấy một “Tủ đồ thất lạc” được đặt trang trọng bên cạnh lối ra ở sảnh chờ. Bên trong chiếc tủ ấy là rất nhiều vật dụng như máy ảnh, điện thoại, Ipad, túi xách… Mỗi món đồ đều được dán nhãn và ghi rõ ngày, tháng, năm bị thất lạc để du khách dễ nhận ra đồ vật của mình. Nhân viên khu du lịch được đào tạo một quy trình tìm kiếm và trao trả đồ thất lạc, và họ được xây dựng ý thức trung thực từ khi bước chân vào làm việc ở điểm đến này. Du khách tới tham quan cứ nhìn thấy những đồ vật được lưu giữ trân trọng như thế, cũng tự ý thức mang tới trao gửi những món đồ mình nhặt được. Điều tốt lan tỏa, hành động đẹp được nhân lên, một cách “hữu xạ tự nhiên hương”. 
 
Những câu chuyện tương tự cũng được viết tiếp, ở Sun World Ha Long Complex, ở Sun World Fansipan Legend, ở Sun World Danang Wonders. Còn nhớ, hồi đầu năm 2017, chính Chủ tịch UBND TP Hạ Long đã tặng bằng khen cho hai nhân viên của khu vui chơi Sun World Ha Long Complex, bởi tinh thần nhặt được của rơi, trả lại du khách của họ. Ông ghi nhận việc họ làm, như những đóng góp để đem đến một hình ảnh Hạ Long đẹp và thân thiện trong mắt du khách, bạn bè trong và ngoài nước.
 
Những hành động nhỏ đang góp phần xây dựng hình ảnh mới mẻ của các Khu du lịch tại Việt Nam. Thương hiệu của một điểm đến không chỉ đến từ sự hoành tráng của các công trình, mà từ chính những hành động nhỏ nhưng vô cùng ý nghĩa như vậy.
PHƯƠNG MAI -Nguồn ảnh: Sun World
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những khu du lịch thay đổi hình ảnh điểm đến Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI