»

Chủ nhật, 19/01/2025, 06:13:28 AM (GMT+7)

Những chiến binh “nhí” bảo vệ tê giác

(16:25:14 PM 27/08/2019)
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa ra mắt phim ngắn kêu gọi cộng đồng không tiêu thụ, sử dụng sừng tê giác. Câu chuyện trong phim xoay quanh những chi tiết dường như không liên quan nhưng lại kết nối rất hợp lý với nhau: một trận đấu bóng đá, một chiếc sừng tê giác và ống thoát rác của tòa nhà.

Trong phim ngắn mang nhiều diễn biến bất ngờ này, một cậu bé đã vứt bỏ chiếc sừng tê giác của bố trong khi bố và những người bạn đang mải mê xem bóng đá. Nhìn thấy chiếc sừng tê giác được bố mua để gây ấn tượng với bạn bè, cậu bé nhớ ngay đến cuốn sách đã đọc về tê giác và nạn săn bắn tê giác. Không thể thu hút được sự chú ý của người lớn để bày tỏ quan điểm, chàng chiến binh nhỏ tuổi đã quyết định phải hành động ngay để bảo vệ tê giác.

 
 Những[-]chiến[-]binh[-]“nhí”[-]bảo[-]vệ[-]tê[-]giác
 
“Sừng tê giác là một vật vô nghĩa nếu chúng không ở trên đầu của một cá thể tê giác còn sống,” Bà Nguyễn Phương Dung, Phó Giám đốc ENV bày tỏ. “Tê giác vẫn đang bị giết hại để phục vụ nhu cầu đến từ sự thiếu hiểu biết của một số người tại Việt Nam và Trung Quốc. Chính nhu cầu sử dụng sừng tê giác đã đẩy loài vật kì diệu này đến bờ vực của sự tuyệt chủng và làm gia tăng tội phạm. Còn chúng ta phải trả giá bằng chính sự đa dạng sinh học của hành tinh này.”
 
Việt Nam được biết đến là quốc gia trung chuyển và tiêu thụ sừng tê giác lớn trên thế giới. Nguyên nhân là một nhóm nhỏ những người giàu có vẫn còn niềm tin sai lầm vào tác dụng chữa bệnh của sừng tê giác. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sừng tê giác đã trở thành biểu tượng mà một số người ưa chuộng để “nâng tầm” đẳng cấp hoặc làm quà tặng xa xỉ. Chính nhận thức lệch lạc này đã dẫn đến nhu cầu ngày càng gia tăng với sừng tê giác tại Việt Nam.
 
Sau khi cá thể tê giác Java trong tự nhiên cuối cùng ở Việt Nam bị giết hại để lấy sừng vào năm 2010, nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác tăng cao tại Việt Nam đã thúc đẩy nạn săn bắn tê giác ở Châu Phi. Tình trạng này cũng làm gia tăng hoạt động buôn bán trái phép sừng tê giác và mở đường cho hàng loạt mạng lưới tội phạm hoạt động, điển hình là đường dây của Nguyễn Mậu Chiến,  “ông trùm” chuyên buôn lậu sừng tê giác và ngà voi từ châu Phi về Việt Nam.
 
Năm 2018, chỉ riêng ở Nam Phi, 769 cá thể tê giác bị giết hại - tương đương hơn 2 cá thể tê giác bị giết mỗi ngày. Theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), nếu như tình trạng săn bắt tiếp tục diễn ra với tốc độ hiện tại, tê giác sẽ tuyệt chủng vào năm 2026. Thực trạng nghiệt ngã này càng cho thấy tê giác đang trong tình trạng vô cùng nguy cấp.  
 
“Số phận của những cá thể tê giác còn lại nằm trong tay mỗi người Việt Nam. Chúng ta cần loại bỏ những quan điểm sai lầm coi sừng tê giác như một thần dược hay biểu tượng của địa vị xã hội. Cùng với đó, cần huy động sự tham gia của cả cộng đồng nhằm cứu tê giác và cho chúng cơ hội phục hồi trong tự nhiên.”, bà Dung kêu gọi cộng đồng cùng đồng hành với ENV trong nỗ lực chấm dứt nạn thảm sát tê giác vô nghĩa này.
LÊ PHƯƠNG KHANH
Từ khóa liên quan: Những, chiến binh, bảo vệ, tê giác,
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những chiến binh “nhí” bảo vệ tê giác

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI