»

Thứ hai, 20/01/2025, 18:01:05 PM (GMT+7)

Người Sài Gòn, đi vệ sinh ở đâu? Tin mới nhất

(09:30:37 AM 23/03/2016)
(Tin Môi Trường) - Cùng với việc ra quân phạt... tiểu bậy, UBND Q.1 (TP.HCM) triển khai kế hoạch đồng loạt xây dựng nhà vệ sinh công cộng “5 sao” để phục vụ người dân, du khách.

>>Quận 1 buộc người đái bậy múc nước xối ngay tại chỗ

 

Người[-]Sài[-]Gòn,[-]đi[-]vệ[-]sinh[-]ở[-]đâu?
Nhà vệ sinh công cộng do Sacombank xây dựng được đánh giá cao về sự sạch sẽ và thẩm mỹ - Ảnh: Trung Hiếu



Gần đây có tăng thêm một số nhà vệ sinh công cộng ở trung tâm TP, nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của người dân và khách du lịch.


Khu vực công viên 23.9 có 4 nhà vệ sinh, nhưng trong khi 3 nhà vệ sinh của Ngân hàng Sacombank đầu tư theo hình thức xã hội hóa, khá sạch sẽ và miễn phí thì nhà vệ sinh nằm trong bãi xe buýt công viên này lại nhếch nhác với phần lớn thiết bị đều xuống cấp, hư hỏng, bồn cầu không có nắp, vòi nước, bồn rửa mặt và kính đều bị gỉ sét.


Tuy nhiên, đi vệ sinh ở đây khách phải trả 3.000 đồng/lượt. Thậm chí bãi xe buýt luôn bốc mùi khai nồng nặc vì một số người thiếu ý thức “giải quyết tâm sự” ngay tại khuôn viên.


Vắng bóng nhà vệ sinh


Tại khu vực nhà thờ Đức Bà, Bưu điện TP và công viên 30.4 (trước Hội trường Thống Nhất) tập trung đông đảo khách du lịch nhưng “vắng bóng” nhà vệ sinh công cộng. Từ đường Đồng Khởi đến Phạm Ngọc Thạch lên hồ Con Rùa, sang Võ Văn Tần, Nam Kỳ Khởi Nghĩa không thấy một nhà vệ sinh công cộng nào.


Anh Trần Thanh Hảo, hướng dẫn viên đang hướng dẫn khách nước ngoài ở Bưu điện TP, than: “Thường thì các công ty lữ hành đều có các điểm để khách vệ sinh trước khi đi tham quan. Nhưng cũng nhiều khi khách có nhu cầu đột xuất mà không có nhà vệ sinh, buộc chúng tôi phải hướng dẫn khách vào mua một món đồ gì đó ở các cửa hàng, quán cà phê để có thể "đi ké" nhà vệ sinh ở đó”.


Ông Trịnh Nguyễn Hùng Dũng, Giám đốc Công ty du lịch Thiên Niên Kỷ (hoạt động ở khu phố Tây), nói: “Nhà vệ sinh công cộng mà dơ bẩn thì du khách họ thường không chịu "đi" mà cố nín về khách sạn. Việc xây dựng nhà vệ sinh cần được xã hội hóa, tư nhân cũng có thể làm chứ không phải giao cho các công ty công ích như hiện nay”.


Ông Hà Tôn Tuấn Hiệp, Phó giám đốc Công ty dịch vụ công ích Q.1, cho biết hiện công ty quản lý gần 30 nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn Q.1.


Xuống cấp trầm trọng


“Hầu hết các nhà vệ sinh công cộng do đặc điểm nằm trong khu vực chợ, khu dân cư đông đúc, nhu cầu sử dụng lớn dẫn đến mau xuống cấp, các thiết bị mau hư hỏng. Trong khi đó, các nhà vệ sinh composite có đặc điểm nằm ngoài trời, chịu ảnh hưởng tác động của môi trường xung quanh nên màu sắc cũng mau xuống cấp. Thực tế thì hệ thống nhà vệ sinh hiện có không đáp ứng nhu cầu”, ông Hiệp nói. “Hầu hết nhà vệ sinh công cộng ở trung tâm TP bị xuống cấp nhưng vẫn thu tiền để duy trì hoạt động”, ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND Q.1, thừa nhận.


Ông Hải cho biết thêm: “Để khắc phục tình trạng này, Q.1 đang triển khai đồng loạt cải tạo, xây mới các nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn “5 sao”, có máy lạnh, lối đi riêng cho người khuyết tật, trang thiết bị hiện đại…, nhưng phục vụ hoàn toàn miễn phí.


Chúng tôi đang tính toán để làm được việc này với hình thức xã hội hóa phù hợp, khả thi nhất ngay trong năm nay”. “Quận cũng sẽ phối hợp Sở Du lịch và các đơn vị liên quan vào cuộc vận động các khách sạn, nhà hàng, quán cà phê... treo bảng cho du khách, người dân được miễn phí đi vệ sinh cá nhân khi cần”, ông Hải nói.


Đà Nẵng vận động nhà hàng, khách sạn mở cửa nhà vệ sinh


Chiều 22.3, ông Lê Anh, Chủ tịch UBND Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng, cho hay từ năm 2015, quận đã có nhiều giải pháp chống phóng uế trước thực trạng địa bàn thiếu nhà vệ sinh công cộng.


Điển hình như từ tháng 4.2015, Hội Doanh nghiệp Q.Hải Châu có chương trình xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng bằng cách vận động được 80 cơ sở kinh doanh như khách sạn, nhà hàng, quán cà phê trên địa bàn cho người dân, du khách, khách vãng lai sử dụng miễn phí nhà vệ sinh. Đặc điểm nhận diện các cơ sở có nhà vệ sinh miễn phí là phía trước mặt tiền dán logo decal song ngữ “Thoải mái như ở nhà - Comfort as home”.


Ngoài ra, từ tháng 6.2015 đến nay, UBND Q.Hải Châu cũng tổ chức Tổ tuần tra xử lý trật tự đô thị và vệ sinh môi trường gồm các lực lượng Quy tắc đô thị và Cảnh sát trật tự, mỗi ca trực từ 5 đến 21 giờ hằng ngày, có nhiệm vụ tuần tra ghi hình người phóng uế làm cơ sở rồi đưa về Công an Q.Hải Châu lập biên bản xử phạt.


Nên khuyến khích tư nhân cùng làm


Từ năm 2014, Sacombank đầu tư xây dựng 13 nhà vệ sinh “5 sao” theo hình thức xã hội hóa, tập trung ở công viên 29.3 (3 cái), công viên Tao Đàn (2 cái), công viên Lê Văn Tám (2 cái), khu vực Chợ Lớn, Gò Vấp, Tân Phú... Nhà vệ sinh của Sacombank mở cửa phục vụ miễn phí từ 5 giờ sáng đến 10 giờ tối, luôn có người túc trực dọn dẹp nên rất sạch sẽ và trung bình mỗi ngày có 300 - 500 lượt khách sử dụng.


Ông Trương Đức Hải, Giám đốc Công ty du lịch Hòn Ngọc Viễn Đông, cho rằng nhà vệ sinh ở khu trung tâm TP cần được quy hoạch bài bản và nên khuyến khích doanh nghiệp tư nhân cùng làm, đổi lại doanh nghiệp sẽ được quảng bá thương hiệu của mình. “Cách làm này mang lại nhiều lợi ích để sớm đáp ứng nhu cầu thực tế, chứ không nên để du khách “đi ké” hoặc người dân buộc phải tiểu bậy như hiện nay”, ông Hải nói.

Có 5 cái nằm trong các chợ Tân Định (P.Tân Định), Bến Thành (2 cái, P.Bến Thành), Dân Sinh (P.Nguyễn Thái Bình) và chợ Thái Bình (P.Phạm Ngũ Lão); trên tuyến đường có 3 vị trí ở đường Nguyễn Thái Học (góc Nguyễn Thái Học - Võ Văn Kiệt, P.Cầu Ông Lãnh), đường Quách Thị Trang (bến chờ xe buýt đối diện công viên Quách Thị Trang, P.Nguyễn Thái Bình), Nguyễn Cư Trinh (gần góc đường Nguyễn Cư Trinh - Trần Đình Xu, P.Nguyễn Cư Trinh); trong công viên có 3 vị trí ở công viên Lê Lai (góc mũi tàu Lê Lai - Nguyễn Trãi, P.Bến Thành), công viên Lý Tự Trọng (gần gốc cây đa, P.Bến Nghé), công viên Phong Châu (bên hông nhà sách Nguyễn Thị Minh Khai, P.Nguyễn Cư Trinh); 1 cái trong nhà ở 114 Cô Giang, P.Cô Giang; số còn lại là nhà vệ sinh chất liệu composite ở vỉa hè giao lộ Nguyễn Trung Trực - Nguyễn Du (P.Bến Thành), Lý Tự Trọng - Hai Bà Trưng (P.Bến Nghé), góc Huyền Trân Công Chúa - Nguyễn Thị Minh Khai (P.Bến Thành), gần ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Huỳnh Thúc Kháng (P.Bến Nghé), góc Cách Mạng Tháng Tám - Nguyễn Thị Minh Khai (P.Bến Thành), góc đường Nguyễn Cảnh Chân - Trần Hưng Đạo (P.Cầu Kho), góc Trần Cao Vân - Phùng Khắc Khoan (P.Đa Kao), góc Nguyễn Du - Chu Mạnh Trinh (P.Bến Nghé), bên hông Bệnh viện Nhi đồng 2 (gần ngã ba Lê Văn Hưu - Nguyễn Du, P.Bến Nghé), bên hông Bệnh viện Từ Dũ (đường Nguyễn Thị Minh Khai, P.Phạm Ngũ Lão), bên hông Trường Đăng Khoa (đường Cô Bắc, P.Cầu Ông Lãnh), bên hông Thảo Cầm Viên (đường Nguyễn Hữu Cảnh, P.Bến Nghé), góc Trần Hưng Đạo - Trần Đình Xu (P.Nguyễn Cư Trinh), gần cửa cổng 136 Hàm Nghi (P.Bến Thành), gần cửa sau Sân khấu Trống Đồng (góc 116 Nguyễn Du, P.Bến Thành).


Ông Hà Tôn Tuấn Hiệp cung cấp

Theo TNO
Từ khóa liên quan: Người Sài Gòn, đi, vệ sinh, ở đâu
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Người Sài Gòn, đi vệ sinh ở đâu?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI