»

Chủ nhật, 19/01/2025, 06:10:47 AM (GMT+7)

Người giữ lửa đam mê với nghề điều tra tài nguyên môi trường biển

(11:34:12 AM 26/06/2019)
(Tin Môi Trường) - Dương Trọng Nghĩa sinh năm 1987, là kỹ sư địa vật lý biển, được Ban lãnh đạo và tập thể Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên- Môi trường biển khu vực phía Bắc nhận xét là một trong số những kỹ sư chăm chỉ, giỏi chuyên môn, tâm huyết với nghề. Nghĩa là người có đôi tay tài hoa, yêu biển, đam mê nghề điều tra, có đóng góp nhất định trong công việc. Nghĩa được bình chọn là điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Người[-]giữ[-]lửa[-]đam[-]mê[-]với[-]nghề[-]điều[-]tra[-]tài[-]nguyên[-]môi[-]trường[-]biển
Kỹ sư Dương Trọng Nghĩa (đứng thứ 2 từ phải vào) chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo Trung tâm tại vùng biển Vũng Tàu

Gặp lại Nghĩa và đồng nghiệp tại vùng biển Vũng Tàu, khi con tàu điều tra của Trung tâm vừa cập bến sau 1 tháng thực hiện nhiệm vụ của dự án thuộc địa bàn Bình Thuận- Cà Mau trở về. Nước da đen sạm với nụ cười luôn tươi tắn, lạc quan, người kỹ sư trẻ hồ hởi giới thiệu về những lĩnh vực hoạt động nơi Nghĩa đang gắn bó.

 

Trung tâm có nhiệm vụ thực hiện hoạt động nghiên cứu điều tra về tài nguyên, môi trường vùng biển ven bờ, vùng bờ các tỉnh thành có biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên và vùng biển sâu, xa bờ Việt Nam; Quan trắc, giám sát các yếu tố tác động đến tài nguyên, môi trường biển và hải đảo vùng biển ven bờ, vùng bờ các tỉnh, thành có biển; Tổ chức thực hiện điều tra và nghiên cứu phục vụ lập quy hoạch không gian biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, quy hoạch sử dụng biển; Thực hiện các nhiệm vụ phục vụ chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi liên tỉnh; Thực hiện các dự án, đề án, nhiệm vụ điều tra tổng hợp hoặc chuyên ngành về tài nguyên, môi trường, địa chất, khoáng sản trên các vùng biển, hải đảo Việt Nam;

 

Thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ về quản lý tổng hợp vùng bờ, quy hoạch, phân vùng sử dụng biển, vùng bờ và hải đảo, phân vùng rủi do ô nhiễm môi trường, khảo sát địa chất công trình biển…; Tiếp nhận và và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại phục vụ các đề án, dự án, nhiệm vụ quy hoạch, điều tra tài nguyên môi trường biển và hải đảo; Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ về quy hoạch, quản lý tổng hợp biển đảo…

 

Với Nghĩa, đã từ lâu Trung tâm là ngôi nhà thứ 2 mà nơi đó ngập tràn tình yêu thương, chia sẻ giữa lãnh đạo với nhân viên và tất cả đều hết lòng với biển, với sự nghiệp điều tra.
 
Người[-]giữ[-]lửa[-]đam[-]mê[-]với[-]nghề[-]điều[-]tra[-]tài[-]nguyên[-]môi[-]trường[-]biển
 
 
Chia sẻ về bí quyết luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, Nghĩa cho biết: Ngoài tinh thần, trách nhiệm của người điều tra đối với Trung tâm, Nghĩa luôn ý thức bản thân là một kỹ sư trẻ phải luôn năng nổ, chăm chỉ học hỏi, nghiên cứu và gương mẫu, đi đầu. Chính vì vậy, ngoài làm tốt nhiệm vụ chuyên môn, Nghĩa còn tích cực tham gia các phong trào thanh niên nhân dịp 26-3; phụ nữ Việt Nam và đặc biệt là tuyên truyền rất tốt trong các phong trào khác của Trung tâm nói riêng và Tổng cục Biển và Hải đảo nói chung như “Hãy làm sạch biển” và “Chung tay bảo vệ biển” dịp Tuần lễ biển và hải đảo hằng năm để khuấy động tinh thần vì biển đảo dù tại văn phòng Trung tâm hay trong mỗi hành trình điều tra ngoài biển khơi.
Nhận thấy năng lực và tâm huyết trong công việc, Ban lãnh đạo Trung tâm đã cử Nghĩa tham gia một số khóa học nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về biển như: Khảo sát Dự án GH trong giai đoạn khảo sát sơ bộ hợp tác với Công ty DMIGE của Nga; lớp xử lý tài liệu địa chấn đa kênh – Công ty Fairfield Việt Nam; khóa học Lý thuyết và thực hành sử dụng tổ hợp thiết bị địa chấn đa kênh – tại Công ty Sercel – Cộng hòa Pháp; Nâng cao xử lý tài liệu địa chấn đa kênh – Công ty Fairfield Việt Nam…
 
Đến nay, sau 8 năm công tác, Nghĩa đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn trong công việc cũng như cuộc sống gia đình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và Nghĩa luôn là một kỹ sư khiêm tốn, chăm chỉ và trách nhiệm trong công việc và được đồng nghiệp tin yêu. 
 
Khi được hỏi kỷ niệm đáng nhớ nhất khi vào làm việc ở Trung tâm, Nghĩa kể: Có lẽ cả cuộc đời em không bao giờ quên được, năm 2016 Nghĩa lập gia đình, cưới vợ được đúng 1 ngày thì ngày hôm sau Nghĩa nhận lệnh của Trung tâm phải đi biển công tác gấp. Nghĩa đã tạm gác chuyện riêng tư và  ra biển làm nhiệm vụ. Cuộc sống của Nghĩa còn nhiều khó khăn, hai vợ chồng phải thuê nhà, nuôi con nhỏ nhưng Nghĩa vẫn lạc quan. 
 
Nghe chuyện thời bình cứ như thời chiến vậy!. Nhưng khi gắn với biển, làm nghề mới thấu hiểu, nghề này là vậy đó!. Kham khổ, thiếu thốn và vô cùng vất vả, thường xuyên chịu áp lực của sóng gió, nếu không chấp nhận và yêu nghề thì không tồn tại được.
 
Nghĩa tâm sự: Được làm việc đúng nghề cũng là niềm hạnh phúc, được Ban lãnh đạo và đồng nghiệp tin tưởng cũng là nguồn động viên lớn để em cố gắng. Nhiều lúc ra khơi, cũng đau đáu việc ở gia đình, nào là con nhỏ hay ốm đau, vợ đang mang bầu bé thứ 2, tiền nhà tiền điện chưa trả.. đôi khi cũng không tránh được dằn vặt toan tính. Nhưng rồi nhìn những đồng nghiệp cùng với sự tin yêu của Ban lãnh đạo đã dành cho mình Nghĩa đã tự động viên và em tin- ngày mai rồi sẽ khác!.
 
Chia tay Nghĩa sau chuyến công tác đó, tôi luôn nhớ hình ảnh và những tâm tư bức xúc và nguyện vọng của Nghĩa và cũng là đại diện cho những cán bộ trẻ của Trung tâm: Một nghịch lý đang tồn tại trong công việc của những người làm điều tra tại Trung tâm là khi ra biển càng tích cực tổ chức sản xuất tăng kíp (các tàu khảo sát tại vùng biển sâu xa bờ luôn hoạt động 24/24g trên biển), tiết kiệm chi phí thuê tàu khảo sát nhưng tiền bồi dưỡng đi biển (ăn định lượng) dù đã quá thấp nhưng vẫn không được tính theo thời gian thực tế. Trong khi đó, những khi thời tiết xấu, biển động không khảo sát được (bão, áp thấp, gió mùa kéo dài), chờ đợi tại cảng không làm ra sản lượng nhưng lại chịu nhưng chi phí đắt đỏ. Mặc dù, những kiến nghị đã qua bao nhiêu năm tháng, nhiều cuộc họp bàn cãi, đề xuất này đã trình lên cấp trên và các cấp chính phủ nhưng đến nay vẫn chưa phù hợp với thực tế.
 
Mặt khác, việc Nghị định 141/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác thay thế cho Nghị định 43/2006/NĐ-CP cũng là một bước lùi trong xây dựng củng cố đội ngũ điều tra tài nguyên môi trường biển. Nếu như trước đây theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, chênh lệch tiền lương (do tăng năng suất, tăng kíp) sẽ được phân phối bổ sung cho CBVCNLĐ thì hiện nay theo Nghị định 141/2016/NĐ-CP, việc chi trả tiền lương đơn vị chỉ được chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định. Sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế (20% thuế thu nhập doanh nghiệp) và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có), phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên, sau khi trích lập tối thiểu 25% quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp mới được trích bổ sung thu nhập cho người lao động.  
 
Nghĩa nói với tôi rằng: Với tiềm lực trang thiết bị hiện đại, đội ngũ cán bộ kỹ thuật trẻ, có trình độ, sức khỏe, tận tâm và nhiệt huyết với công việc nhưng nếu khó khăn như hiện nay tiếp tục kéo dài, không biết sẽ bao kỹ sư như em sẽ còn trụ lại được với nghề?- Đây đang là những trăn trở và quan ngại của ban lãnh đạo Trung tâm đó. Chúng em rất cần tiếp tục được sự quan tâm từ Bộ TN&MT, của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, các cơ quan có thẩm quyền có cơ chế chính sách thỏa đáng để giữ chân được đội ngũ nhân lực có chuyên môn cao tâm huyết với nghề, góp trí lực cùng các nhà quản lý, các nhà hoạch định chiến lược cũng như các nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể và chính xác hơn đối với nguồn tài nguyên năng lượng mới, đồng thời tạo cơ sở hoạch định chính sách điều tra, quản lý, khai thác, sử dụng nguồn lợi tài nguyên năng lượng mới từ biển của Việt Nam một cách hợp lý và có hiệu quả. 
HỒNG MINH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Người giữ lửa đam mê với nghề điều tra tài nguyên môi trường biển

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI