»

Thứ bảy, 23/11/2024, 09:00:11 AM (GMT+7)

Người dân Quảng Ngãi lo đói nghèo vì dự án du lịch của Tập đoàn FLC

(16:58:39 PM 13/05/2018)
(Tin Môi Trường) - Hàng nghìn người dân ven biển huyện Bình Sơn lo âu đối mặt với đói nghèo trước chủ trương giao đất cho Tập đoàn FLC làm dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng.

Người dân trải lòng nỗi lo tái định cư xa biển, nhường đất cho FLC Trước chủ trương giao đất cho Tập đoàn FLC làm quần thể du lịch nghỉ dưỡng, hàng nghìn người dân ven biển huyện Bình Sơn lo lắng việc rời xa làng chài, lâm cảnh thất nghiệp.

 
Trước thông tin trái chiều xoay quanh Tập đoàn FLC đầu tư quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị, hàng nghìn người dân ở các làng chài ven biển huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) hoang mang, lo lắng đối mặt với cuộc sống đói nghèo trong tương lai gần.
 
Sợ thất nghiệp khi tái định cư xa biển
 
Tháng 5. Về làng chài các xã Bình Hải, Bình Phú, Bình Châu (huyện Bình Sơn), đến nơi đâu Zing.vn cũng nghe người dân bàn tán xôn xao về Tập đoàn FLC sắp làm khu du lịch nghỉ dưỡng và đô thị nơi đây.
 
Đầu đội kính lặn, quần áo ướt sũng, vai đeo tấm lưới từ phía biển về nhà giữa trưa nắng, ngư dân Đinh Chí Cường (ngụ thôn An Cường, xã Bình Hải), cho hay anh nghe Tập đoàn lớn về đây làm quần thể du lịch, dân làng "mừng ít, lo nhiều". 
 
"Trải qua nhiều đời, người dân chúng tôi gắn bó với biển mưu sinh. Nếu giờ đây di dời nhà cửa rời xa làng chài nhường đất cho dự án của FLC đến nơi ở mới thì biết làm gì để sống. Nếu tái định cư thì phải ở gần biển chứ đi xa thì dễ thất nghiệp, nghèo đói", anh Cường lo âu. 
 
Người[-]dân[-]Quảng[-]Ngãi[-]lo[-]đói[-]nghèo[-]vì[-]dự[-]án[-]du[-]lịch[-]của[-]Tập[-]đoàn[-]FLC[-]
 Ngư dân Đinh Chí Cường ở thôn An Cường, xã Bình Hải (huyện Bình Sơn) chia sẻ nỗi lo về dự án của Tập đoàn  FLC. Ảnh: Minh Hoàng.
 
Theo các ngư dân làng chài An Cường, quanh năm gắn bó với nghề lặn bắt ốc, tôm nhí, thả lưới, câu mực....có cuộc sống ổn định với  thu nhập ít nhất được 50.000 đồng và nhiều nhất là vài triệu đồng mỗi ngày. Bà Huỳnh Thị Năm (ngụ xã Bình Hải), thổ lộ chính quyền muốn dời dân đi, nhường đất cho dự án, thì phải để đường cho dân xuống biển, nạo vét luồng lạch để neo đậu tàu thuyền.
 
"Nếu đưa dân đến nơi ở mới quá xa biển thì bà con gặp muôn vàn khó khăn. Mong sao Nhà nước tái định cư cho dân phù hợp để còn bám khơi, bám biển kiếm ăn, chứ không thì sống sao nổi”, bà Năm trăn trở. 
 
Lãnh đạo các xã Bình Châu, Bình Hải, Bình Phú (huyện Bình Sơn) đều khẳng định chưa nhận văn bản chính thức, chưa có hồ sơ quy hoạch dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC. Các địa phương mới nhận hai văn bản kết luận cuộc họp của tỉnh về chủ trương và nghiên cứu đề xuất dự án này.
 
Lo mất an ninh trật tự địa phương
 
Ông Phùng Bá Vương, Phó chủ tịch UBND xã  Bình Châu, cho hay quy hoạch dự án FLC chưa rõ nên dân hoang mang, lo lắng không biết đời sống dân cư sẽ ảnh hưởng ra sao.
 
"Địa phương có đến 17.000 người dân, quỹ đất chật hẹp nếu cơ quan chức năng đưa hàng nghìn người tiếp tục vào đây tái định cư sẽ gây quá tải, khó khăn về quản lý xã hội. Do vậy, tỉnh cần lựa chọn phương án tối ưu, tránh gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đời sống dân cư trên địa bàn xã", ông Vương băn khoăn.
 
Người[-]dân[-]Quảng[-]Ngãi[-]lo[-]đói[-]nghèo[-]vì[-]dự[-]án[-]du[-]lịch[-]của[-]Tập[-]đoàn[-]FLC[-]
 Ngư dân xã Bình Phú (huyện Bình Sơn) cào ốc mưu sinh trên bãi biển. Ảnh: M.Hoàng.
 
Xã Bình Châu có hơn 7.000 lao động chuyên hành nghề đánh bắt thủy sản sống trải dọc theo 9 km bãi ngang ven biển. Lãnh đạo xã Bình Châu cho rằng nếu chủ trương của dự án 8 km mới mở một đường ra biển thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của ngư dân.  Điều này hoàn toàn không phù hợp với thực tế ở các làng chài xã Bình Châu.
 
Về vấn đề này, đại tá Bùi Minh Hải, nguyên Phó chỉ huy chính trị, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi, phân tích Tập đoàn FLC vào đây làm lợi cho ai thì chưa nói nhưng đối với dân vùng này sẽ khổ cực và đói nghèo. Nếu tỉnh giao hết đất cho doanh nghiệp, rào đường xuống biển thì người dân làm sao đi lại, mưu sinh.
 
"Bình Châu là vùng quanh năm thiếu nước uống, nếu dời dân các xã Bình Hải, Bình Phú vào đây, nhường đất cho dự án chẳng khác nào đưa dân vào vùng khốn khó", đại tá Hải cảnh báo. 
 
Cam kết lựa chọn phương án tốt cho dân
 
Trước đó, ngày 27/4 tại buổi tiếp xúc cử tri của đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ trấn an người dân và cho hay thông tin khởi công dự án ngày 19/5 theo chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ là dự kiến.
 
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi khẳng định sẽ họp dân các xã, thông báo rộng rãi chủ trương về dự án khi có quyết định chính thức, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án của Tập đoàn FLC. Ông cam kết nếu dự án triển khai, tỉnh nỗ lực đặt lợi ích người dân lên hàng đầu. 
 
Người[-]dân[-]Quảng[-]Ngãi[-]lo[-]đói[-]nghèo[-]vì[-]dự[-]án[-]du[-]lịch[-]của[-]Tập[-]đoàn[-]FLC[-]
 Bãi biển tuyệt đẹp trải từ Bình Châu đến xã Bình Phú, huyện Bình Sơn. Ảnh: Minh Hoàng.
 
Trong khi đó, trò chuyện với cử tri, ông Ngô Văn Trọng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ngãi, nói: "Bây giờ, có thể bà con không đồng tình với dự án nhưng bà con yên tâm, điều cuối cùng là hướng đến việc làm thế nào để tất cả người dân trong vùng dự án có cuộc sống tốt đẹp hơn".
 
Qua thảo luận, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi khẳng định việc quy hoạch và xây dựng các khu chức năng, hạng mục công trình cần đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước. Người dân trong vùng dự án và các vùng lân cận phải được hưởng lợi, có cuộc sống tốt hơn trước khi có dự án. Nhà chức trách cùng nhà đầu tư nghiên cứu, bố trí xen kẽ một số tuyến đường ra biển và không gian bờ biển cho cộng đồng.

 

Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Đường bờ biển Quảng Ngãi có chiều dài khoảng 129 km với vùng lãnh hải rộng lớn 11.000 km2 và 6 cửa biển. Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Nam Trung Bộ được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. Tỉnh Quảng Ngãi tái lập vào ngày 1 tháng 7 năm 1989 trên cơ sở tách tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định.

 
Bạn có biết: Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về Văn hóa Sa Huỳnh và Văn hóa Chăm Pa, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm. Bên cạnh đó là hai danh thắng nổi tiếng là "núi Ấn sông Trà". Các Lễ hội gồm Lễ hội nghinh cá Ông, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (Lý Sơn), Lễ hội đâm trâu, Lễ hội cầu ngư, Lễ hội đua thuyền truyền thống...
 
Diện tích: 5.153,0 km²
 
Dân số: 1.221.600 (2011)
 
Vùng: Nam Trung Bộ Việt Nam
 
Phân chia hành chính: 1 thành phố, 13 huyện
 
Mã điện thoại: 0255
 
Biển số xe: 76.
(Minh Hoàng/Zing)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Người dân Quảng Ngãi lo đói nghèo vì dự án du lịch của Tập đoàn FLC

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ

(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI