»

Thứ năm, 21/11/2024, 20:27:55 PM (GMT+7)

Người dân bản địa và cộng đồng địa phương giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thiên nhiên và đa dạng sinh học toàn cầu

(10:47:51 AM 08/06/2021)
(Tin Môi Trường) - Trong một nghiên cứu toàn diện mới đây, các chuyên gia và tổ chức bảo tồn đã nhấn mạnh vai trò của người dân bản địa và cộng đồng địa phương trong việc bảo vệ thiên nhiên và đa dạng sinh học toàn cầu. Nghiên cứu được thực hiện với sự hướng dẫn và đóng góp của chính người dân địa phương.
Người[-]dân[-]bản[-]địa[-]và[-]cộng[-]đồng[-]địa[-]phương[-]giữ[-]vai[-]trò[-]quan[-]trọng[-]trong[-]việc[-]bảo[-]vệ[-]thiên[-]nhiên[-]và[-]đa[-]dạng[-]sinh[-]học[-]toàn[-]cầu[-]
Ảnh: WWF
 
Trong bối cảnh các nhà lãnh đạo toàn cầu sẽ có những cuộc họp quan trọng trong năm nay nhằm đưa ra những giải pháp cho các vấn đề khí hậu, thiên nhiên cũng như những thách thức trong phát triển bền vững, một nghiên cứu mới đây đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thừa nhận và tôn trọng các quyền, phương pháp quản trị và những nỗ lực bảo tồn của Người dân Bản địa và Cộng đồng Địa phương – những người chủ trông coi vùng đất của họ. Phân tích này do khoảng 30 chuyên gia bảo tồn, người dân bản địa và các tổ chức về Quyền phối hợp thực hiện. Báo cáo Tình trạng các vùng đất và lãnh thổ của người bản địa cộng đồng địa phương đưa ra các bằng chứng rõ ràng và thuyết phục rằng các mục tiêu đa dạng sinh học toàn cầu sẽ không thể đạt được nếu như không có sự tham gia đầy đủ của người bản địa cộng đồng địa phương, khi mà những vùng đất của họ chiếm ít nhất 32% diện tích đất của hành tinh; 91% trong số này có điều kiện sinh thái tốt hoặc khá tốt.
 
Tình trạng các vùng đất và lãnh thổ của người bản địa cộng đồng địa phương, báo cáo phân tích không gian toàn diện đầu tiên, miêu tả phạm vi các vùng đất của người bản địa cộng đồng địa phương trên toàn cầu, tình trạng sinh thái, sự đa dạng sinh học và giá trị của các dịch vụ hệ sinh thái của các vùng đất này, cũng như những áp lực mà chúng và người dân ở đó đang phải đối mặt. Các vùng đất của người bản địa cộng đồng địa phương chiếm một phần ba tổng diện tích đất toàn hành tinh và ít nhất 36% trong số đó là những Khu vực Đa dạng Sinh học Trọng yếu – những nơi giúp duy trì sự sống của hành tinh này. 
 
Qua bao thế hệ, những vùng đất này đã và đang được bảo vệ và bảo tồn bởi các cộng đồng sống trong và xung quanh đó. Nhưng vai trò thiết yếu của họ trong bảo tồn thiên nhiên trên toàn cầu thường bị xem nhẹ hoặc không coi trọng. 
 
“Tại những vùng đất của chúng tôi, có một mối liên kết chặt chẽ giữa hệ thống sinh thái - xã hội. Những kiến thức và hiểu biết lưu truyền ngàn đời giúp chúng tôi có thể quản lý các đồng cỏ, nguồn nước, điều hướng sự di chuyển của gia súc và động vật hoang dã. Mô hình chăn nuôi của chúng tôi không thể tách rời với môi trường tự nhiên, chính vì vậy chúng tôi đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì và tăng cường sức khoẻ hệ sinh thái – vì lợi ích của chính chúng tôi.” ông Justine Ole Nokoren, một nhà lãnh đạo địa phương tại Tanzania, chia sẻ. 
 
Trong bối cảnh các quốc gia chuẩn bị đàm phán một Khung chiến lược Toàn cầu mới về Đa dạng Sinh học vào cuối năm nay, báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ghi nhận vai trò của người dân bản địa cộng đồng địa phương, đồng thời hỗ trợ họ trong việc duy trì, bảo vệ và khôi phục các vùng đất và lãnh thổ của họ như một phần của nỗ lực bảo tồn. Báo cáo  cũng chỉ ra cho thấy hơn một phần tư diện tích đất đai của người bản địa cộng đồng địa phương có thể phải đối mặt với áp lực phát triển cao trong tương lai.
 
Trong bảo tồn, áp dụng phương pháp tiếp cận dựa vào quyền sẽ giúp đảm bảo quyền sử dụng đất đai và tài nguyên của người bản địa cộng đồng địa phương, tôn trọng sự lãnh đạo và quản trị của họ, đồng thời đảm bảo họ được cung cấp đầy đủ thông tin trước khi quyết định cho phép thành lập các khu bảo tồn. Bất kỳ một nỗ lực bảo tồn toàn cầu nào, bao gồm lời kêu gọi bảo vệ và bảo tồn ít nhất 30% diện tích đất, nước ngọt hay đại dương trên toàn cầu vào năm 2030, đều phụ thuộc vào sự tham gia của người bản địa cộng đồng địa phương. Và các mục tiêu này sẽ không thể đạt được nếu thiếu họ. 
Báo cáo kêu gọi những nhà ra quyết định đảm bảo quyền của người bản địa cộng đồng địa phương ở các vùng đất, vùng nội thuỷ và các nguồn tài nguyên đã được công nhận và hợp thức hóa, đồng thời đảm bảo những đóng góp bảo tồn của họ được ghi nhận cũng như và nhận được sự hỗ trợ, bao gồm cả tài chính, cho những hoạt động đó. Các hình thức công nhận và sự hỗ trợ luôn phải do người bản địa cộng đồng địa phương tự xác định và quyết định. Báo cáo cũng kêu gọi cần có thêm những nghiên cứu phối hợp với người bản địa cộng đồng địa phương, bao gồm cả việc giám sát thực hiện hiệu quả Khung Chiến lược Toàn cầu về Đa dạng Sinh học sau năm 2020.
 
“Chúng ta đã có những bước tiến đáng kể trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng mất mát thiên nhiên đang diễn ra, nhưng vai trò của người bản địa cộng đồng địa phương trong bảo tồn cũng cần được nhìn nhận đúng đắn. Khi chúng ta cố gắng hàn gắn mối quan hệ rạn nứt của mình với thiên nhiên, chúng ta phải học hỏi từ tổ tiên về cách họ bảo vệ thiên nhiên như thế nào, đồng thời hỗ trợ họ bảo vệ và khôi phục các vùng đất và nguồn nước của họ. Để tạo ra một tương lai bền vững, có sức chống chịu tốt và thiên nhiên được phục hồi, chúng ta cần phải hành động ngay hôm nay, ghi nhận và kế thừa những đóng góp của người bản địa cộng đồng địa phương trong bảo tồn,” ông Delfin Jr Ganapin, Chương trình Quản trị Toàn cầu của WWF phát biểu.
PHƯƠNG KHANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Người dân bản địa và cộng đồng địa phương giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thiên nhiên và đa dạng sinh học toàn cầu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội

World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI