Ngày 20/10:Không có hoa cho vùng bão lũ
(08:42:34 AM 20/10/2013)Hôm nay, ngày 20/10, ngày của các mẹ, các chị. Miền bão lũ, các mẹ không thể nào có hoa chúc mừng, ngoài nỗi đau và sự âm thầm gắng gỏi vượt lên.
Miền bão lũ, các mẹ không có hoa chúc mừng, ngoài nỗi đau và sự gắng gỏi vượt lên
Tang thương xóm phụ nữ không chồng
Đường vào nhà chị Trần Thị Yên (thôn Thạch Bồ, Hòa Phong, Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) băng qua con suối nhỏ đầy rác, đen ngòm. Mấy tấm ván bắc vội gập ghềnh trên từng bước người vào đưa tang chồng chị. Căn nhà giờ đây chỉ toàn phụ nữ, duy nhất một cậu bé mới học xong lớp 9.
Mẹ chồng chị Yên, bà Đặng Thị Đợi, bị ung thư giai đoạn cuối, vẫn phải cố đi lại bình thường. Bà khóc đứa con trai vừa thiệt mạng trong bão Nari: “Giá như tui chết để con được sống”.
Nhà mất ruộng, chị Yên xay cá thuê, bánh răng cưa cuốn nát cánh tay, nằm nhà mấy tháng nay. Anh Nguyễn Quốc Linh chồng chị tiếc tấm mái tôn chái bếp, bão chưa tan đã trèo lên mái. Trượt chân, gãy cổ, chấn thương sọ não chết ngay tại chỗ. Con gái đầu mới 16, ngu ngơ như trẻ lên mười, bị một gã hiếp dâm, mới sinh con mấy tháng. Ngày chúng tôi đến, chị Yên mắt đỏ hoe, rưng rưng nhận chút tiền hỗ trợ, cứng cỏi hứa với mọi người, rằng em sẽ cố gắng phải sống để chèo lái gia đình. Rau dưa khoai sắn, rồi chúng nó cũng phải có cái ăn để mà lớn lên.
Xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) vô số những hộ phụ nữ đơn thân, không chồng. Bởi làng biển này, qua từng năm, trai tráng, đàn ông lần lượt thí mạng giữa trùng khơi và bão lũ.
Chị Đặng Thị Tám, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Duy Hải, cho biết: “Toàn xã có 137 nhà của chị em phụ nữ đơn thân bị sập và tốc mái. Hoàn cảnh nhà nào cũng đáng thương và nghèo khó”.
Thôn Tây Sơn Đông có hơn 100 trường hợp đơn thân thì có 60 chị có nhà cửa tốc mái, nhà đổ sập. Trong đó, 11 chị chồng mất vì bão Chanchu từ hồi 2006, nhà cửa, ruộng vườn điêu tàn. Chị Nguyễn Thị Đỡ, chi hội trưởng chi hội phụ nữ thôn Tây Sơn Đông, ngậm ngùi: “Chị em đơn thân, góa chồng khổ sở lắm. Nhiều trường hợp bi đát, sau bão chỉ còn tay trắng. Muốn giúp sức cũng chẳng biết làm sao”.
“Còn gì nữa đâu. Ba mẹ con giờ biết sống sao đây”, chị Nguyễn Thị Bảy (thôn Tây Sơn Đông) khóc lặng bên đống đổ nát của căn nhà.
Cả xã biết rõ hoàn cảnh mẹ con chị Bảy. Chồng mất cách đây gần 10 năm, chị bán vé số, lượm ve chai nuôi 2 con gái với hi vọng đời con sẽ không khốn khó như mình. Người con gái đầu của chị học đến lớp 10 rồi cũng phải dở dang, đi làm ôsin cho một gia đình ở Đà Nẵng. Mỹ Hương con gái út của chị Bảy (thôn Tây Sơn Đông, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), đang là sinh viên của một trường Cao đẳng ở Đà Nẵng, đau xót: “Nghe tin nhà sập em nghỉ học về với mẹ. Giờ em chẳng còn ruột gan nào mà học nữa”. Chị Bảy vỗ về: “Con không được bỏ học, mẹ và chị sẽ làm mọi việc để con được đến trường. Không thì khổ lắm con ơi”. Cả ba mẹ con chị Bảy cùng ôm nhau khóc.
Căn nhà chị Nguyễn Thị Cúc gần đó, không còn mái, chỉ trơ bộ khung. Chị Cúc thuộc diện phụ nữ nghèo đơn thân, nuôi 3 con. Đứa con gái đầu bị thần kinh suốt ngày ốm đau, quanh năm nằm viện.
Hai đứa sau phải nghỉ học sớm, đứa lớn đi ở, đứa nhỏ làm công nhân phụ giúp mẹ nuôi chị. Chị Cúc bị thoát vị đĩa đệm mấy năm nay, không làm được việc nặng, nhà cửa tan hoang cũng chưa thu dọn được. Chị đang mỏi mắt chờ đứa con trai út làm thuê ở Sài Gòn có đủ tiền về với mẹ để dựng lại nhà.
Leo lét thân già
Bà Phạm Thị Thông với ngôi nhà hoang tàn (ảnh lớn); Chị Bảy cố tìm những gì còn sót lại sau bão.
Cơn lũ quét qua, một mình trong căn nhà nằm hun hút trong ngõ, bà Phan Thị Lý, thôn Làng Chè, xã Sơn Kim 2, Hương Sơn, Hà Tĩnh, chỉ biết cách duy nhất để tự cứu sống mình là leo lên mấy tấm gỗ treo ở chạn nhà.
Thân già yếu ớt, các con công tác và lấy vợ gả chồng ở xa quê, may mắn bà Lý thoát chết khi rơi xuống biển nước. Bà với vào chiếc cột nhà rồi gắng gượng dậy bám víu leo lên chạn nhà. Cơn lũ kéo qua hơn một ngày, trên khuôn mặt bà Lý vẫn hằn in sự sợ hãi mỗi khi nhắc đến. “Lần đầu tiên trong đời, tôi thấy nước lũ dữ đến vậy. Hơn 30 lũ kéo qua, căn nhà bà Lý bùn ngập gần đầu gối. Thân già một mình chăm bẵm được bao gà vịt thế là mất sạch hết rồi. Mấy ngày tới không biết xoay xở ăn uống, ngủ nghỉ ra sao vì tất cả bị cuốn trôi và ướt sạch hết”, bà Lý bật khóc.
Từ hôm qua đến nay, bà Đặng Thị Liên, thôn Làng Chè, xã Sơn Kim 2, Hương Sơn, bỏ ăn, ôm lấy chiếc cột lều khóc than vì nước lũ cướp mất 30 triệu đồng tiền mặt của gia đình. Bao năm tích góp, vay mượn thêm để làm cái nhà cho con cái lấy vợ gả chồng có chỗ ở. Nào ngờ dòng nước bạc bẽo kia đã cướp sạch công sức của ông bà. Chồng bà Liên kể, khi dòng nước đục ngầu ầm ầm đổ về, vợ chồng ông lo vớt vát đồ đạc vứt lên sàn nhà. Khi nhớ ra số tiền 30 triệu để ở góc giường thì đã muộn. Chiếc giường cũng chẳng còn. Hai ông bà chỉ biết ôm nhau khóc giữa đống đổ nát hoang tàn.
Theo thống kê của Ban Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Bình, đến chiều tối 19/10 số người chết tại Quảng Bình do mưa bão, lũ lụt, lốc xoáy đã tăng lên 11 người, bị thương 53 người. Địa phương thiệt hại nặng nhất là huyện Quảng Trạch.
Hôm nay, ngày 20/10, không có hoa tươi trong tâm bão, trên đỉnh lũ. Các mẹ, các chị đã là những bông hoa dại đắng đót giữa cuộc đời.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
- Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
- “Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
- Ninh Thuận: Phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ
- Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tưng bừng đón Tết Ramưwan
Bài viết mới:
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.