Nam thanh niên ra đường xin việc có gì là "nhục nhã"?
(22:36:58 PM 19/08/2015)>>Xôn xao với hình ảnh nam thanh niên cầm biển đứng giữa đường xin việc
Chàng trai cầm biển xin việc ở Hà Nội - Ảnh: Facebook
"Nhục nhã thay cho một cử nhân" là cái tít được giật lên trên một trang báo mạng. Cách đặt vấn đề này khiến nhiều người phản đối.
Nhiều người cho rằng việc ông bố này cầm bảng xin việc, ghi rõ hoàn cảnh của mình và đứng giữa phố để mong một cơ hội nào đó đến với mình chẳng có gì là sai, nhất là khi mục đích của việc làm này là vì sữa cho đứa con thơ ở nhà.
Ở góc nhìn khác, nhiều người lại đánh giá cách làm này thể hiện sự không chuyên nghiệp và “cầu cạnh” sự trắc ẩn của người tuyển dụng, thay vì xin việc bằng năng lực thật sự của anh ta.
Có gì sai mà xúc xiểm?
Bạn Hồ Minh Vương bình luận: “Người ta đã bỏ sĩ diện có trách nhiệm với đứa trẻ để ra đường xin việc, một người bố như vậy có đáng để chê trách không? Đừng phán xét khi mình chưa trải qua gì cả, khi có con nhỏ trách nhiệm lớn hơn, mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, cố gắng mà sống tốt”.
Anh Đặng Sinh đánh giá về bản chất, việc đưa lên mạng một cái CV và việc cầm bảng đứng đường như vậy là như nhau, chỉ khác nhau về hình thức.
“Con mới đẻ mà không có tiền, tình thế đã rất cấp bách, anh ta có lẽ đã buộc phải chọn hình thức cầm bảng để tham gia vào chợ người đường phố. Lúc khó khăn người ta dễ hạ mình xuống lắm, nhưng anh ta vẫn giữ phẩm giá khi cho rằng mình cần một việc làm, một nơi để anh ta bán sức lao động. Con gái anh ta sắp đói, nó cần cha nó mang sữa về.
Trước tình trạng phá thai đầy rẫy (trước và sau hôn nhân) như hiện nay, việc chấp nhận làm cha ở tuổi 25 với một cơ sở kinh tế yếu kém là một quyết định dũng cảm và trách nhiệm.
Anh ta không có tội, anh ta chỉ tìm việc; con gái anh ta không có tội nếu cháu được uống sữa như bao đứa trẻ khác từ tiền do cha cháu làm việc kiếm ra”, anh Sinh viết.
“Cho đến lúc anh bạn này giơ tấm bảng lên, anh đã sống rất đáng mặt đàn ông. Và tôi mong anh sẽ tiếp tục như thế để con gái anh khi lớn lên sẽ được tự hào vì cha mình, một người đàn ông sẵn sàng hạ mình xuống vì con.
Vậy vì nhẽ gì chúng ta lại không chung tay, chung miệng vào giúp cho niềm tự hào ấy lớn thêm? Nếu không thể ủng hộ anh xin cũng đừng buông lời xúc xiểm mà tội nghiệp đứa trẻ. Bạn trẻ nào ở gần chỗ anh giơ bảng, nếu gặp anh, nhờ trang trí lại tấm bảng để nhìn cho sạch đẹp và ấn tượng hơn. Đó cũng là một cách thực tế để góp sữa cho con anh và làm xã hội này tốt đẹp hơn vậy”, anh Sinh viết trên facebook của mình.
Anh Bảo Huỳnh (TP.HCM) đánh giá mỗi người đều có những giai đoạn khó khăn trong cuộc đời và việc tìm mọi cách (tất nhiên là không phạm pháp) để mưu sinh thì không có gì đáng phê phán.
“Có thể câu chữ anh ta viết chưa thật khéo léo, tên email chưa thật chuyên nghiệp như nhiều người nói nhưng hơn hết, anh ta đã dẹp bỏ cái gọi là sĩ diện hảo để mưu sinh, vì vợ vì con là rất đáng mặt đàn ông rồi. Nếu có một đứa con nhỏ và con tôi cần sữa, túi tôi rỗng tuếch thì tôi cũng sẵn sàng làm như anh ta hoặc nghĩ ra những cách khác để tìm kiếm cơ hội cho mình”, anh Bảo nói.
Nhiều người vẫn cầm bảng xin việc và đứng trên phố, chụp hình đăng trên mạng để mong một cái để mắt, một cơ hội đến với mình
Sau lòng trắc ẩn, hãy chứng tỏ bản thân
Trao đổi, một người bạn học chung ĐH với ông bố trẻ này cho biết thời sinh viên cậu ấy đã làm thêm nhiều việc như gia sư, trông quán nét, bưng bê đồ ăn ở Đền Lừ, nước uống ở Hồ Gươm.
“Bạn ấy chỉ muốn có công việc nên mới làm như thế”, người bạn này chia sẻ.
Trước bình luận thắc mắc tại sao bạn trẻ này không chạy xe ôm, không xin làm công nhân, bốc vác mà lại “hạ mình” xin việc như vậy, bạn Phan Thu Khôi (TP.HCM) chia sẻ quan điểm của mình: “Nhiều bạn đang cổ vũ cho việc tiêu thụ sức lao động rẻ mạt, một kiểu rất nguy hiểm. Kinh tế khó khan, tầng lớp trung lưu gia nhập công nhân không có gì lạ. Nhưng nên nhớ việc học ĐH để có tấm bằng cử nhân là một quá trình lao động miệt mài, đánh đổi thời gian, tiền bạc và sức lực. Khi vừa ra trường không xin được việc làm ở thời điểm này là chuyện bình thường. Lẽ ra phải cổ vũ cho thanh niên này tiếp tục xin việc để không bỏ công 4 năm trời thì mọi người lại cổ vũ cho một sự bán lao động nhanh chóng rẻ mạt”.
Ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM cho biết trên thế giới, nhiều người cũng chọn cách tự quảng bá mình trên phố đông người để tìm cơ hội việc làm.
Thử tìm kiếm trên Google từ khóa “can't find a job” (không thể tìm việc) cho ra hàng nghìn kết quả, có người là cử nhân, có người là thạc sĩ, có người còn nêu rõ họ cần một công việc để kiếm tiền mua thức ăn. Ngoài việc cầm bảng xin việc đứng trên phố, nhiều người còn tự chụp hình cùng tấm bảng và đăng lên mạng xã hội để mở rộng cơ hội việc làm cho mình.
“Việc làm của ông bố trẻ này cho thấy anh ta khao khát có được một công việc, với hoàn cảnh khó khăn hiện nay, anh ta mong mọi người chú ý đến mình. Đó là sự dũng cảm và chân thật. Tôi đánh giá đây là một cử chỉ đẹp. Tôi nghĩ sẽ có doanh nghiệp trao cho bạn trẻ này cơ hội. Tuy nhiên, sau khi được trao cơ hội, anh ta phải chứng tỏ năng lực của bản thân để không phải bị gắn cái mác “có được việc làm vì lòng trắc ẩn”. Tôi hy vọng các bạn trẻ khi tìm việc sẽ chịu khó thu thập, tìm kiếm thông tin, tự tin vào bản lĩnh của mình và chấp nhận dấn thân, trải nghiệm”, ông Tuấn nhìn nhận.
Luôn cần người làm được việc
Ths.Đinh Thị Vũ Trinh - Giám đốc - Trung tâm Giáo dục Kỹ năng và Truyền thông Cộng đồng SECC cho biết nhà tuyển dụng thì luôn cần người làm được việc, nhưng có 2 nguyên nhân chính để nhà tuyển dụng và ứng viên không “gặp nhau” là nhà tuyển dụng không khai thác hết khả năng thí sinh khi sàng lọc hồ sơ và ứng viên không biết trang bị đủ cho mình hành trang tìm việc: cần tích lũy ngay từ khi còn đi học, biết “show” (phô diễn, trình bày) khả năng của mình, luyện ngoại ngữ và thể hiện mong muốn tột bật với vị trí họ ứng tuyển.
"Trong tiếp xúc với hàng trăm thậm chí có lúc lên 1000 hồ sơ bạn trẻ xin việc, tôi thấy một điểm chung là các bạn ít kinh nghiệm nhưng không có sự lắng nghe sâu và không đi đến cùng cho công việc của mình, các bạn nộp hồ sơ mà tâm hồn cứ lơ lửng, thao tác làm việc còn lề mề, thiếu quan sát...
Và cái này không thể cứ đổ lỗi cho nền giáo dục. Đi xin việc cũng rất cần kỹ năng và hiểu biết cần thiết để có thể chạm được vị trí mong muốn, các bạn sinh viên trẻ cũng chớ bi quan, vì nếu bạn chịu khó có định hướng như tôi vừa liệt kê thì chắc chắn công việc sẽ chờ đợi bạn", bà Trinh nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
- Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
- “Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
- Ninh Thuận: Phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ
- Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tưng bừng đón Tết Ramưwan
- WWF tiếp tục truyền thông, khuyến cáo “giảm nhựa” dành cho người tiêu dùng
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.