Mùa dệt ở bản La Chí 
(19:29:26 PM 30/10/2015)
Bản Phùng một xã biên giới của huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang được mệnh danh là đất tổ của người dân tộc La Chí. Người La Chí có dân số khoảng hơn 10. 000 người, họ thường cư trú trên núi cao gần 2000m sinh sống bằng chăn nuôi, canh tác lúa nước trên ruộng bậc thang.
Tương truyền chính ông tổ của người La Chí là Hoàng Vần Thùng đã truyền lại nghề dệt cho con cháu. Hầu hết phụ nữ La Chí đều biết dệt vải, họ không mua vải từ các dân tộc khác về may bộ quần áo của mình, họ cũng không dùng tới máy khâu.Từ nhỏ họ đã được dạy rằng nếu không tự may được một bộ quần áo sẽ chẳng lấy được chồng, tay nghề dệt được coi như một thước đo đánh giá phảm chất của phụ nữ La Chí.
Những bộ váy áo được làm tỉ mỉ, chỉn chu màu sắc giản dị như chính con người.
Mùa dệt năm nay, các em bé ngoài giờ học trên lớp cũng được các bà, các mẹ dạy cách dệt vải. Có em đã tự thêu được chiếc mũ xinh xắn của mình chuẩn bị đón mùa đông lạnh giá trên vùng cao nguyên này. Anh Tường một giáo viên dạy ở điểm trường Bản Phùng cho biết dù gần đây sản phẩm quần áo, trang phục ở miền xuôi được bày bán lên tận chợ trung tâm xã nhưng người dân La Chí ở đây vẫn rất trân trọng trang phục dân tộc mình, họ thường xuyên mặc quần áo vào mỗi dịp lễ hội , đi chơi, đi chợ hoặc ngay cả khi ra đồng làm việc.
Các học sinh của anh hôm nào đi học cũng mang theo chiếc mũ truyền thống tới lớp. Được ở hơn một tuần cùng những con người chân chất nhiệt tình là một may mắn đối với tôi.
Mong rằng nghề dệt - một di sản của các chị, các bà ở Bản Phùng sẽ mãi giữ được sức sống, niềm tự hào nơi đường kim mũi chỉ cùng với ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được bạn bè trong và ngoài nước biết tới nhiều hơn nữa.
Se bông bên sườn núi
Các cụ già đang chuốt sạch những sợi thô.Những công đoạn này thường phải làm đông người cùng nhau.
Công đoạn làm sạch vải sau khi kéo sợi.
Các em nhỏ xem và được dạy thêm cách làm vải.
Người phụ nữ dùng sức nặng của cơ thể kéo bánh xe quay vải
Chân dung em bé La chí với chiếc mũ vải truyền thống, các em vẫn đội những chiếc mũ này tới trường. Vào mùa đông...
Khoảnh khắc vui đùa trong lúc làm bông của các thiếu nữ La Chí
Vải sau khi dệt đượ nhúng chàm để tạo màu sau đó phơi trên những chiếc sào tre ngời hiên nhà.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
-
Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định
-
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
-
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
-
Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
-
“Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.
.jpg)